Ông Donald Trump “lội ngược dòng” chiếm ưu thế trước bà Kamala Harris

Mới đây, cuộc khảo sát kinh tế toàn nước Mỹ của đài CNBC cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đang dẫn trước Phó Tổng thống Kamala Harris với tỷ lệ 48% - 46%...

investments-where-trump-and-harris-stand-on-social-security-and-medicare-8287-4788.jpg

Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11. Khảo sát Kinh tế Toàn nước Mỹ của đài CNBC mới đây cho thấy cuộc đua giữa hai ứng viên tổng thống đang rất sít sao cả trên phạm vi toàn quốc lẫn tại các bang chiến địa.

Trên toàn quốc, cựu Tổng thống Donald Trump đang dẫn trước Phó Tổng thống Kamala Harris với tỷ lệ 48% - 46%, nằm trong biên độ sai số cho phép là 3,1%. Ở 7 bang chiến địa, ông Trump cũng dẫn trước với tỷ lệ 48% - 47%, trong khoảng sai số 4%.

Cuộc khảo sát của CNBC được thực hiện từ ngày 15 - 19/10, với 1.000 cử tri trên toàn nước Mỹ. Trong số đó, 186 người đến từ bang chiến địa Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.

KINH TẾ LÀ YẾU TỐ TIÊN QUYẾT

Vấn đề kinh tế tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ.

Ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump chiếm ưu thế lớn trong nhóm cử tri xem lạm phát, tình hình kinh tế và hỗ trợ tầng lớp trung lưu là các chủ đề trọng tâm. Theo khảo sát của CNBC, 42% cử tri hy vọng tình hình tài chính của họ sẽ cải thiện nếu ông Trump đắc cử, so với 24% bà Kamala Harris sẽ đem lại lợi ích tốt hơn. Khoảng 29% cho rằng tình hình tài chính của họ sẽ không thay đổi bất kể ai giành chiến thắng.

Ông Donald Trump cũng dẫn trước 13 điểm trong nhóm cử tri coi lạm phát và chi phí sinh hoạt là mối lo ngại lớn nhất. Lạm phát vẫn là vấn đề nổi bật suốt mùa bầu cử năm nay, dù số liệu chính thức đã cho thấy các tín hiệu hạ nhiệt.

75% người Mỹ vẫn tin rằng giá cả đang tiếp tục tăng, với 45% trong số đó lo ngại giá còn tăng nhanh hơn trước. 16% cho biết giá đã ổn định, và chỉ 6% cảm nhận được mức độ giảm giá. Bên cạnh đó, 26% người được hỏi đánh giá nền kinh tế ở mức tốt hoặc xuất sắc, trong khi 73% coi nền kinh tế ở mức trung bình hoặc tồi tệ – một cải thiện nhỏ so với tháng 8. Tuy nhiên, có 37% người Mỹ tin rằng nền kinh tế sẽ cải thiện trong năm tới, mức cao nhất trong hơn ba năm qua, phản ánh sự lạc quan thường thấy trước mỗi kỳ bầu cử và có thể liên quan đến kỳ vọng về kết quả bầu cử hơn là thực trạng kinh tế.

"Ngay cả khi dữ liệu cho thấy lạm phát đang giảm, nhưng đây vẫn là chủ đề quan trọng nhất trong tâm trí cử tri Mỹ suốt thời gian qua”, ông Jay Campbell, đối tác của Hart Research, nhận định.

Ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump dẫn trước 35 điểm ở nhóm cử tri quan tâm đến nhập cư và 19 điểm với nhóm ưu tiên vấn đề an ninh và tội phạm.

Trong khi đó, Harris vượt trội ở các mảng thứ yếu như quyền phá thai (dẫn trước 31 điểm), bảo vệ nền dân chủ (9 điểm), y tế (8 điểm) và biến đổi khí hậu (60 điểm).

TỶ LỆ TÍN NHIỆM

Một câu hỏi lớn mà các chuyên gia đặt ra là liệu bà Kamala Harris có thể bù đắp được các điểm bất lợi trên mặt trận kinh tế bằng làn sóng ủng hộ ở các vấn đề thứ yếu hay không. Cả hai ứng viên đều ngang tài ngang sức trong việc thuyết phục cử tri rằng họ có thể mang lại thay đổi tích cực cho đất nước.

Vấn đề tính cách cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đưa cuộc đua về thế cân bằng. Bà Kamala Harris dẫn trước 13 điểm khi cử tri được hỏi ai có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn để làm tổng thống. Bà cũng dẫn trước 10 điểm về mức độ trung thực và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, tỷ lệ tín nhiệm đối với ông Donald Trump cũng đã có những cải thiện rõ rệt so với khảo sát trước đó. Cụ thể, ông Trump đã thu hẹp mức -13 điểm hồi tháng 8 (chênh lệch giữa tỷ lệ ủng hộ và phản đối) lên còn -6 điểm trên toàn quốc.

108052181-1729787746725-replacement1png-1042-4208.jpeg
So sánh khoảng cách chênh lệch giữa tỷ lệ ủng hộ và phản đối của cả hai ứng cử viên trong thời gian tháng 8-9/2024 (màu vàng) và hiện tại (màu xanh)

Còn bà Kamala Harris có tỷ lệ tín nhiệm hồi tháng 8 là -8 điểm và hiện là -10 điểm. Bà từng đạt +3 vào tháng 9 theo khảo sát của NBC, nhưng giờ có vẻ đã mất phần nào lợi thế sau đại hội Đảng Dân chủ.

Tại các bang chiến địa, cả bà Harris và ông Trump cùng đạt tỷ lệ -5 điểm.

Khảo sát cũng cho thấy có sự phân chia sâu sắc trong các nhóm cử tri theo giới tính, sắc tộc, thu nhập và trình độ học vấn. Khoảng cách về giới tính vẫn rất nổi bật, với ông Trump dẫn trước 17 điểm trong nhóm nam giới, còn Harris dẫn 12 điểm ở nhóm nữ.

Bà Harris có ưu thế 27 điểm ở nhóm cử tri da màu toàn quốc, nhưng con số này đã giảm 10 điểm so với tháng 8. Ở các bang chiến địa, bà dẫn trước 38 điểm trong nhóm cử tri da màu.

Ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump cũng đã bắt đầu giành được một số cảm tình từ nhóm cử tri thu nhập thấp và trình độ học vấn thấp hơn, còn bà Harris đang thu hút thêm sự ủng hộ từ tầng lớp trung lưu và cử tri có thu nhập cao.

108052180-1729787707669-liesmanreplace2png-7313-8959.jpeg
Tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump (màu đỏ) và bà Kamala Harris (màu xanh) ở 3 nhóm cử tri, phân chia theo trình độ học vấn, sắc tộc và giới tính

"Lợi thế của ông Trump nằm ở việc ông ấy được nam giới ủng hộ nhiều hơn so với mức bà Harris được phụ nữ ủng hộ. Donald Trump đặc biệt chiếm ưu thế ở nhóm nam giới trẻ, trong khi Kamala Harris lại không có sự hỗ trợ mạnh mẽ tương tự từ phụ nữ trẻ tuổi”, Micah Roberts từ Public Opinion Strategies phân tích.

Bà Kamala Harris dẫn trước 8 điểm trong nhóm nữ trên 50 tuổi, nhưng lại ngang bằng với ông Trump trong chính nhóm này tại các bang chiến địa.

Ở một chiều thông tin khác, trong cuộc khảo sát do kênh truyền hình Fox News tiến hành, cựu Tổng thống Donald Trump đang dẫn trước bà Kamala Harris ở mức chênh 2%.

Trong khi đó, cuộc thăm dò của New York Times/Siena Polls ở 7 bang chiến trường chỉ ra rằng bà Kamala Harris chỉ dẫn trước ở bang Wisconsin, còn ông Donald Trump dẫn trước ở Georgia và Arizona. Tại Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Michigan, cả hai đều có tỷ lệ ủng hộ ngang nhau.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…