Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Mới đây, công ty khởi nghiệp robotaxi Pony AI - được hậu thuẫn bởi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota - đã nộp hồ sơ xin IPO tại Mỹ.

Động thái này một lần nữa phản ánh sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư đối với các đợt IPO mới khi áp lực pháp lý đang dần giảm bớt. Có thể thấy, hoạt động IPO tại Mỹ đã sôi động hơn trong những tuần gần đây nhờ vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách được kỳ vọng từ lâu và các chỉ số chuẩn giao dịch quanh ngưỡng cao kỷ lục.

Trên thực tế, số lượng công ty Trung Quốc lên sàn tại Mỹ đã giảm mạnh trong vài năm qua sau khi Bắc Kinh siết chặt các hoạt động huy động vốn ở nước ngoài kể từ năm 2021.

Vào hồi tháng 5 vừa qua, nhà sản xuất xe điện Zeekr đã có màn “chào sân” đánh dấu đợt IPO lớn đầu tiên của một công ty Trung Quốc tại Mỹ. Đầu tháng này, công ty giao hàng BingEx cũng đã niêm yết trên sàn Nasdaq.

Pony AI cũng đã nộp đơn xin niêm yết trên sàn Nasdaq với mã cổ phiếu là “PONY” nhưng chưa tiết lộ quy mô của đợt IPO. Các đơn vị bảo lãnh phát hành bao gồm Goldman Sachs, BofA Securities, Deutsche Bank, Huatai Securities và Tiger Brokers.

Theo chia sẻ của Pony AI, công ty đang vận hành đội xe hơn 250 robotaxi và đã hoàn thành hơn 33,5 triệu km quãng đường tự lái, trong đó có hơn 3,9 triệu km là hoàn hoàn không có người kiểm soát.

Vào năm 2022, Pony AI được định giá khoảng 8,5 tỷ USD khi gọi vốn. Năm ngoái, công ty cũng nhận thêm 100 triệu USD từ Quỹ đầu tư NEOM của Ả Rập Xê Út. Hiện tại, Toyota sở hữu khoảng 13,4% cổ phần của Pony AI.

Trong các hồ sơ công khai, Pony AI cho biết doanh thu của công ty đã gần như tăng gấp đôi và đạt 24,7 triệu USD trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, khoản lỗ ròng tại giai đoạn này là 51,3 triệu USD, thấp hơn so với mức 69,4 triệu USD của năm ngoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành cho rằng việc triển khai robotaxi sẽ còn phải mất rất nhiều năm, chủ yếu do những thách thức liên quan đến khả năng đảm bảo an toàn và độ tin cậy. Họ lưu ý, công nghệ này vẫn gặp khó khăn khi ứng phó với thời tiết xấu, các giao lộ phức tạp và hành vi khó lường của người đi bộ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...