10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

10-qg-ngheo-nhat-tg.jpg

Những quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc và tôn giáo. Đại dịch Covid-19, lạm phát cao và và căng thẳng địa chính trị đã làm tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

Thật khó để chỉ ra một nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói kéo dài. Chính phủ tham nhũng có thể khiến một quốc gia giàu có lụn bại. Chiến tranh, bất ổn chính trị - xã hội, điều kiện khí hậu khắc nghiệt hoặc láng giềng thù địch, đều góp phần huỷ hoại một nền kinh tế. Bên cạnh đó, thách thức chồng chất thách thức: một quốc gia đang nợ nần sẽ khó có thể đầu tư tốt cho hệ thống giáo dục, và một lực lượng lao động trình độ kém sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của cả đất nước.

Tại các quốc gia nghèo nhất thế giới, nơi có tỷ lệ việc làm phi chính thức cao, không có mạng lưới an sinh xã hội hay khoản vay tạm thời để duy trì hoạt động cho các doanh nghiệp và người lao động. Trước đại dịch Covid-19, tỷ lệ dân số thế giới sống trong cảnh nghèo cực độ - nghĩa là sống dưới mức 1,90 USD mỗi ngày - đã giảm xuống dưới 10% từ mức 35% vào năm 1990. Tuy nhiên, Covid-19 đã đảo ngược hoàn toàn sự tiến bộ đó. Ngân hàng Thế giới ước tính, đã có thêm 198 triệu người đã rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo đói hậu đại dịch.

Vậy làm thế nào để xác định những quốc gia nghèo nhất trên thế giới? Trong khi GDP bình quân đầu người thường được coi là thước đo tiêu chuẩn, thì việc điều chỉnh theo sự khác biệt về chi phí sinh hoạt và tỷ lệ lạm phát khi sử dụng sức mua tương đương (PPP) có thể giúp đánh giá tốt nhất năng suất kinh tế và mức sống của người dân ở một quốc gia.

Dưới đây là thống kê và thông tin về 10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024:

1. Nam Sudan

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 455 USD

Nam Sudan là quốc gia nghèo nhất trong số những quốc gia nghèo nhất thế giới.

south-sudan-1200-1621575729.jpg

Mặc dù sở hữu nhiều mỏ dầu, nhưng Nam Sudanlại là một ví dụ điển hình về "lời nguyền tài nguyên", trong đó sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên thiên nhiên đã gây ra tình trạng phân hóa chính trị và xã hội, bất bình đẳng, tham nhũng và chiến tranh. Đa số người dân sinh sống bằng nông nghiệp truyền thống, nhưng bạo lực và các sự kiện khí hậu cực đoan thường tác động tiêu cực đến hoạt động trồng trọt hoặc thu hoạch của nông dân.

Trong năm nay, ước tính có tới 9 triệu người, chiếm hơn 60% dân số Nam Sudan, cần được hỗ trợ nhân đạo.

2. Burundi

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 916 USD

Burundi, một quốc gia nhỏ không có đường biển, thiếu tài nguyên thiên nhiên và phải trải qua cuộc nội chiến kéo dài 12 năm (từ 1993 đến 2005).

Khoảng 80% trong số 13 triệu công dân của Burundi sống phụ thuộc vào nông nghiệp sinh kế, khiến rủi ro an ninh lương thực cao gần gấp đôi mức trung bình của các quốc gia ở châu Phi cận Sahara.

Hơn nữa, quốc gia này còn thiếu khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh kém và chỉ chưa đến 5% dân số có điện sinh hoạt. Tổng thống Evariste Ndayishimiye đã nỗ lực tái khởi động nền kinh tế và khôi phục quan hệ ngoại giao; vào năm 2022, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều khôi phục viện trợ sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt tài chính. Tuy nhiên, trong khi tăng trưởng đang dần phục hồi, lạm phát dự kiến trong năm nay sẽ ở mức khoảng 22%.

3. Cộng hòa Trung Phi (CAR)

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.123 USD

Mặc dù có nhiều tài nguyên vàng, dầu, uranium và kim cương, Cộng hòa Trung Phi vẫn là một quốc gia rất giàu nhưng lại có người dân rất nghèo và đã nằm trong số những quốc gia nghèo nhất thế giới trong gần một thập kỷ qua.

Dù đang hướng tới quá trình tái thiết quốc gia, nhưng một số khu vực rộng lớn của đất nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang và phiến quân.

car-1200-1621575456.jpg

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế đã dấu hiệu phục hồi nhẹ nhờ vào ngành công nghiệp gỗ, lĩnh vực nông nghiệp và khai thác kim cương.

4. Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC)

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.552 USD

Kể từ khi giành độc lập từ Bỉ vào năm 1960, Congo liên tục trải qua hàng thập kỷ bất ổn chính trị và bạo lực triền miên, khiến nước này thường xuyên có mặt trong bảng xếp hạng các quốc gia nghèo nhất thế giới. Khoảng 65% dân số, tương đương 65 triệu người, hiện vẫn sống dưới mức 2,15 USD mỗi ngày.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới cho biết Congo hoàn toàn có nguồn lực và tiềm năng để trở thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi và là động lực tăng trưởng cho toàn bộ châu lục. Quốc gia này hiện là nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp đồng hàng đầu của châu Phi - những nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất xe điện.

5. Mozambique

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.649 USD

Mozambique, với nguồn tài nguyên phong phú và vị trí chiến lược, đã thường xuyên ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình trên 7% trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn nằm trong số mười quốc gia nghèo nhất thế giới, nơi tỷ lệ đói nghèo vẫn cao và tỷ lệ người dân sống dưới mức 2,15 USD mỗi ngày lên tới 60%.

Sự thiếu hụt thông tin chính xác và minh bạch về nền kinh tế vẫn là một trở ngại lớn đối với Mozambique trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, tình trạng bão và lũ lụt vẫn là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển của đất nước.

6. Niger

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.675 USD

Với 80% diện tích nằm trong sa mạc Sahara, Niger đang đối mặt với nguy cơ sa mạc hóa nghiêm trọng. Nạn đói, bệnh tật và tỷ lệ tử vong tại quốc gia này đều ở mức cao.

Năm 2021, Niger chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực dân chủ đầu tiên với việc ông Mohamed Bazoum - một cựu giáo viên và cựu bộ trưởng nội vụ - nhậm chức tổng thống. Nền kinh tế tăng trưởng 12% vào năm 2022, tạo ra nhiều kỳ vọng tích cực. Tuy nhiên, kể từ mùa hè năm 2023, ông Bazoum bị lật đổ và chính quyền quân sự vẫn nắm quyền kiểm soát.

7. Malawi

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.712 USD

Là một trong những quốc gia nhỏ nhất châu Phi, nền kinh tế Malawi chủ yếu dựa vào các loại cây trồng phụ thuộc nhiều vào lượng mưa, do vậy rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi thời tiết. Tình trạng thiếu lương thực ở các vùng nông thôn là đặc biệt nghiêm trọng.

Malawi đã duy trì được chính quyền ổn định kể từ khi độc lập vào năm 1964. Tuy nhiên, những cải cách mang tính cơ cấu còn diễn ra rất chậm. Hiện nay, Malawi đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt nhiên liệu, giá lương thực tăng cao và đồng nội tệ mất giá mạnh. Theo Ngân hàng Thế giới, vào năm 2023, hơn 70% dân số Malawi sống dưới mức nghèo.

8. Liberia

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.882 USD

Liberia vốn nằm trong số những quốc gia nghèo nhất thế giới trong nhiều năm. Kỳ vọng của dân chúng đã dâng cao khi cựu ngôi sao bóng đá George Weah trở thành tổng thống vào năm 2018, nhưng nhiệm kỳ của ông lại bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao, thất nghiệp và suy thoái kinh tế. Đến năm 2023, ông bị đối thủ là cựu phó tổng thống Joseph Boakai, đánh bại trong cuộc bầu cử mới.

Sau khi suy giảm vào năm 2020 và 2021, tăng trưởng kinh tế của Liberia đã phục hồi vào năm 2022. Dự báo cho năm 2024, tăng trưởng sẽ đạt 5,3% và tiếp tục duy trì trên 6% trong những năm tới.

burundi-1200-1621575694.jpg

9. Madagascar

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.979 USD

Kể từ khi độc lập vào năm 1960, Madagascar đã trải qua nhiều bất ổn chính trị.

Madagascar hiện có tỷ lệ nghèo đói cao nhất thế giới vào khoảng 75, trong khi đó tăng trưởng kinh tế chậm chạp và lạm phát gần 8%.

Quốc gia này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có. Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng kinh tế và xã hội, trong khi nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine sụt giảm đã khiến giá lương thực tăng vọt. Madagascar cũng là một trong 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, với các đợt hạn hán, lũ lụt và bão gây thiệt hại về người, tài sản và mùa màng.

10. Yemen

GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP-PPP per capita): 1.996 USD

Yemen, với khoảng 35 triệu dân, là một trong những quốc gia nghèo nhất trên bán đảo Ả Rập.

Kể từ cuối năm 2014, Yemen đã chìm trong xung đột do cuộc tranh giành quyền lực giữa chính phủ được Ả Rập Xê Út hậu thuẫn và phong trào phiến quân Houthi.

Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 150.000 người, làm tê liệt nền kinh tế và phá hủy hạ tầng quan trọng. Kết quả là hiện nay, dù sở hữu tài nguyên dầu mỏ, hơn 80% dân số Yemen vẫn sống trong cảnh nghèo đói.

Xem thêm

Việt Nam và Đông Nam Á trước ngưỡng cửa “chưa giàu đã già”

Việt Nam và Đông Nam Á trước ngưỡng cửa “chưa giàu đã già”

Dân số già ngày càng tăng đang đặt ra những thách thức to lớn cho các quốc gia châu Á. Tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng và cùng sự thiếu hụt trong các chính sách hỗ trợ người cao tuổi khiến nhiều người phải đối mặt với khó khăn, cô đơn và thiếu thốn…

Cách biệt giàu nghèo giữa các thế hệ ngày càng lớn

Cách biệt giàu nghèo giữa các thế hệ ngày càng lớn

Hiện tại, khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ thế hệ millennials (những cá nhân sinh ra trong giai đoạn 1981-1996) đang ở mức lớn nhất so với tất cả các thế hệ khác, tạo ra sự căng thẳng trong tâm lý tài chính và bất bình đẳng giai cấp mới…

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...