Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

skynews-graphic-trump-harris-6711608.jpg

Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 đang đến gần và cuộc đua giữa hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris và Donald Trump bước vào giai đoạn “nước rút”, đã có rất nhiều doanh nhân hàng đầu công khai lên tiếng ủng hộ ứng viên mà họ lựa chọn.

Cụ thể, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn, điển hình là tỷ phú Elon Musk, đã bày tỏ sự ưu ái đối với cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Trong khi đó, một số người khác như nhà đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman và tỷ phú Marc Cuban lại chọn đứng về phía phó Tổng thống Kamala Harris.

“ĐỘI HARRIS”

Bà Kamala Harris tuyên bố tham gia tranh cử tổng thống vào tháng 7 năm nay sau khi Tổng thống Joe Biden quyết định rút lui khỏi cuộc đua. Từ thời điểm đó đến nay, bà Harris chỉ có chưa đầy 4 tháng để triển khai một chiến dịch toàn diện với những chính sách thu hút cử tri.

Đối với các đề xuất kinh tế - chủ đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, bàKamala Harris muốn nâng thuế doanh nghiệp tại Mỹ từ mức 21% của hiện tại lên 35%. Đồng thời, bà cũng cam kết giữ mức thuế ổn định cho người dân Mỹ có thu nhập trung bình - thấp dưới 400.000 USD. Một số điểm nhấn khác trong chiến dịch của bà Harris còn bao gồm đề xuất tín dụng thuế mới cho các gia đình có trẻ sơ sinh, tăng thuế đối với các tỷ phú và những người có mức lương tối thiểu cao. Ứng viên Đảng Dân chủ cũng đưa ra cam kết giới hạn giá thực phẩm, cũng như trao thêm quyền lực cho các công đoàn.

Vào cuối tuần trước, một chiến dịch lớn mang tên "Lãnh đạo Doanh nghiệp vì Harris" đã được khởi động, trong đó bao gồm một website với những lời chứng thực từ các chủ doanh nghiệp lớn nhỏ, giải thích lý do vì sao bà Kamala Harris là lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp.

90.jpg

Hiện có khoảng 88 nhà lãnh đạo ký ủng hộ bà Harris trong bức thư độc quyền gửi tới CNBC. Danh sách này bao gồm doanh nhân Reid Hoffman, tỷ phú Marc Cuban và giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman. Một số cái tên đáng chú ý khác là nhà sáng lập kiêm chủ tịch cao cấp của Evercore Roger Altman cũng như cựu CEO Time Warner Jeff Bewkes và chủ tịch kiêm CEO Merck Ken Frazier.

Cựu Chủ tịch Bank of America Chad Gifford và cựu Đại sứ Mỹ tại Canada kiêm cựu Giám đốc Tài sản Tư nhân tại Goldman Sachs Bruce Heyman cũng là tham gia ký tên vào bức thư.

Theo chia sẻ từ CNBC, bức thư có nội dung: “Chúng tôi ủng hộ bà Kamala Harris trở thành Tổng thống Mỹ. Việc bà đắc cử là cách tốt nhất để đảm bảo sức mạnh, an ninh và tính bền vững của nền dân chủ và kinh tế Mỹ. Với bà Kamala Harris tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp có thể yên tâm rằng chúng ta sẽ có một tổng thống mong muốn các ngành công nghiệp Mỹ phát triển mạnh mẽ”.

Bức thư cũng ca ngợi bà Harris đã có những hành động mạnh mẽ nhằm thúc đẩy đầu tư kinh doanh vào Mỹ và giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và thắng lợi trên thị trường toàn cầu. “Chúng tôi tin rằng bà sẽ tiếp tục thúc đẩy các chính sách công bằng, hỗ trợ nguyên tắc pháp quyền, sự ổn định và môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời nỗ lực để mọi người dân Mỹ có cơ hội theo đuổi Giấc mơ Mỹ”.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, nhà sáng lập LinkedIn Reid Hoffman chia sẻ đã chia sẻ lý vì sao ông hết lòng ủng hộ bà Kamala Harris: "Thuế quan và chiến tranh thương mại là những ý tưởng vô cùng tiêu cực đối với doanh nghiệp. Thung lũng Silicon cũng không nằm ngoài “cơn bão” đó. Tôi cho rằng sự ổn định và việc duy trì các thể chế và nguyên tắc pháp quyền quan trọng hơn nhiều so với việc giảm 2% thuế suất”.

Tuy nhiên, ông Hoffman vẫn tin rằng ngành công nghệ có đủ sức mạnh để phục hồi và phát triển ngay cả khi người chiến thắng là ông Donald Trump.

“ĐỘI TRUMP”

Về phía ứng viên của Đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cắt giảm thuế cho doanh nghiệp trong nước, với tổng giá trị có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, ông cũng hứa hẹn sẽ thúc đẩy sản xuất năng lượng và hỗ trợ ngành khai thác dầu mỏ tại Mỹ. Và mặc dù tổng thống không có quyền can thiệp vào chính sách lãi suất, nhưng ông Trump vẫn hứa hẹn sẽ tìm cách tác động để hạ lãi suất.

Riêng về thuế quan, ông Donald Trump tiếp tục có những chiến lược cứng rắn, cụ thể là tăng cường áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Nhiều tên tuổi doanh nhân lớn đã lên tiếng ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ, nổi bật nhất trong đó phải kể đến CEO của Tesla và SpaceX Elon Musk, người liên tục thể hiện sự tín nhiệm đối với ông Trump thông qua hàng loạt bài đăng trên X (Twitter cũ) trong nhiều tháng qua đồng thời xuất hiện cùng ông Trump tại một vài buổi mít tinh vận động bầu cử.

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác đứng về phía “đội Trump” còn gồm có CEO và Chủ tịch của Ultimate Fighting Championship Dana White và tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ Bill Ackman, nhà sáng lập kiêm CEO của Pershing Square Capital Management. Ông Ackman đã có vô số lần công khai khen ngợi ông Trump trên mạng xã hội : “Khi tôi tuyên bố ủng hộ ông Donald Trump, nhiều người theo phe Tổng thống Joe Biden cho rằng tôi đã mất trí. Nhưng tôi xin đảm bảo rằng tôi đưa ra quyết định này một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng”.

2024-09-29t203635z-1049245515-rc2kaaaa4j47-rtrmadp-3-usa-election-trump-1727672373.jpg

Nhà đồng sáng lập Palantir Technologies Peter Thiel, từng là người đóng góp lớn cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, đã có thời điểm nói rằng ông sẽ không ủng hộ tài chính cho bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc đua 2024. Tuy nhiên, theo New York Times, hiện ông có thể đang nghiêng về phía Donald Trump sau khi ông JD Vance được chọn làm “phó tướng”.

Shaun Maguire, một đối tác cấp cao tại Sequoia Capital, cũng là một thành viên thuộc “đội Trump”. Ông Maguire đã quyên góp 300.000 USD cho chiến dịch tranh cử của ứng viên Đảng Cộng hoà. Trong các một bài đăng trên X, ông Maguire nhấn mạnh: "Hãy lên tiếng. Đừng im lặng. Tự do ngôn luận chẳng có giá trị gì nếu bạn sợ sử dụng nó… Chúng được ban phước với một hiến pháp vững chắc, tài nguyên phong phú và một dân tộc đa dạng. Nhưng nước Mỹ đã có một thập kỷ khó khăn. Cách duy nhất để tiến lên là tập trung vào sức mạnh của chúng ta, đó là chủ nghĩa tự do và sự chăm chỉ. Xin chúc Tổng thống Trump may mắn”.

Các doanh nhân khác nghiêng về đại diện đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử năm nay còn có cựu đối tác điều hành tại Sequoia Capital Doug Leone, cựu giám đốc điều hành (COO) của PayPal David Saks và người sáng lập Barstool Sports Dave Portnoy.

Bộ đôi doanh nhân sáng lập Gemini, Tyler và Cameron Winklevoss, cũng hào hứng kêu gọi cử tri Mỹ bỏ phiếu cho cựu Tổng thống Trump.

Xem thêm

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...