Tại sao nhiều hãng hàng không quốc tế rút khỏi thị trường Trung Quốc?

Nhiều hãng hàng không lớn đang phải cắt giảm dịch vụ, chuyến bay hoặc rút hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc khi nhu cầu giảm sút mà chi phí hoạt động lại tăng cao….

Tại sao nhiều hãng hàng không quốc tế rút khỏi thị trường Trung Quốc?

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đang buộc phải giảm tần suất chuyến bay hoặc thậm chí là rút hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân chính là do nhiều tuyến đường phải bay vòng xa hơn đã khiến chi phí hoạt động tăng cao, trong khi nhu cầu lại duy trì ở mức thấp.

Theo báo cáo từ trang tin tức du lịch Skift, có hãng hàng không lớn đã rút khỏi Trung Quốc chỉ trong bốn tháng qua.

Ví dụ, Virgin Atlantic và Scandinavian Airlines đều quyết định rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc, theo thông tin trên trang web của hai hãng. Virgin Atlantic ngừng toàn bộ các chuyến bay đến Hồng Kông từ năm 2022 và đóng cửa văn phòng tại đây, đánh dấu sự kết thúc 30 năm hoạt động tại trung tâm tài chính châu Á này.

screenshot-2024-10-25-at-150507-8799-9576.png
Các hãng hàng không Châu Âu đang dần rút khỏi thị trường Trung Quốc

John Grant, chuyên gia phân tích chính tại công ty dữ liệu hàng không OAG cho biết tình hình sẽ còn xấu đi trước khi bắt đầu có chuyển biến tích cực.

Ông Grant tiết lộ, British Airways đã liên tục giảm kích thước máy bay trên các tuyến đường đến Trung Quốc. Trước đây, hãng sử dụng Boeing 747, sau đó chuyển sang B777 và cuối cùng là loại B787 nhỏ hơn. Đây là cách thức tối ưu nhất để cắt giảm công suất nhưng vẫn duy trì sự hiện diện trên bản đồ đường bay của hãng, theo Skift.

Sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, cả EU, Anh và nhiều quốc gia phương Tây khác đã cấm máy bay của Nga bay vào không phận của họ. Vì thế, Nga đã trả đũa lại bằng cách đóng cửa không phận với các hàng không Châu Âu, buộc nhiều hãng phải bay đường vòng dài hơn đến tới Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Những chuyến bay dài hơn khiến việc tiêu thụ nhiên liệu tăng vọt, dẫn đến các mức giá vé vô cùng đắt đỏ.

Ngoài ra, các hãng còn phải bố trí tổ bay gồm bốn người vì thời gian bay kéo dài, trong khi trước đây chỉ cần hai hoặc ba người, khiến chi phí lại càng tăng cao. Nhiều hãng hàng không Châu Âu phải tìm cách sử dụng máy bay một cách hiệu quả hơn thay vì duy trì các tuyến đến Trung Quốc. British Airways đã chuyển máy bay của tuyến Bắc Kinh sang phục vụ tuyến Cape Town, nâng tỷ lệ lấp đầy ghế từ 55% trên tuyến Bắc Kinh lên 90% tại Cape Town.

Trong khi đó, các hãng hàng không Trung Quốc lại không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm, nên vẫn khai thác các đường bay ngắn hơn, có giá thành rẻ hơn đến châu Âu.

Nhưng dù rút lui khỏi Trung Quốc, nhiều hãng hàng không Châu Âu lại tăng tần suất bay đến các điểm khác ở châu Á, cho thấy vấn đề không phận Nga không hoàn toàn là rào cản duy nhất.

Chuyên gia OAG giải thích thêm, ngoài chi phí thì nhu cầu đến và đi từ Trung Quốc cũng là một thách thức lớn. Các khó khăn kinh tế tại quốc gia tỷ dân đã kìm hãm xu hướng du lịch nước ngoài, trong khi sự quan tâm từ quốc tế đối với du lịch Trung Quốc cũng suy giảm.

Năm 2019, Trung Quốc đón 49,1 triệu lượt khách quốc tế, nhưng tính đến tháng 7 năm nay, con số này chỉ đạt 17,25 triệu. Hãng Qantas của Úc đã hủy tuyến bay từ Sydney đến Thượng Hải vào tháng 5 với lý do nhu cầu thấp, nhưng vẫn duy trì các tuyến từ Sydney, Melbourne, Brisbane và Perth đến Hồng Kông.

Các hãng hàng không Mỹ, dù không chịu ảnh hưởng quá lớn từ lệnh cấm bay qua không phận Nga, nhưng họ cũng đang thu hẹp dần các dịch vụ bay đến Trung Quốc. “Mục tiêu của các hãng Mỹ hiện tại chỉ là duy trì tần suất tối thiểu để không mất chỗ trong thị trường Trung Quốc”, ông John Grant nhận xét.

Về phần mình, bản thân các hãng hàng không Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn vì nhu cầu yếu. Hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc đã lỗ 4,8 tỷ USD vào năm 2022 và lỗ thêm 420 triệu USD trong năm ngoái.

Mùa đông này, các hãng hàng không Trung Quốc dự kiến sẽ khai thác 82% tổng số chuyến bay giữa Trung Quốc và châu Âu, tăng từ mức 56% trước đại dịch.

screenshot-2024-10-25-at-150605-7276-7335.png
Ảnh chụp màn hình từ trang web của Lufthansa về các chuyến bay ngày 26/10 cho thấy tất cả các chuyến bay thẳng từ Frankfurt đến Bắc Kinh đều do Air China khai thác

Mặc dù thị trường và dòng chảy thương mại chưa phục hồi như trước, nhưng các hãng vẫn chủ động tăng công suất đáng kể. “Các hãng Trung Quốc đang rất cần tiền mặt và muốn chứng minh rằng hoạt động của họ đã trở lại bình thường”, ông John Grant nói và cho biết thêm rằng sẽ có thêm 18 tuyến bay mới giữa Trung Quốc và Châu Âu, tất cả đều do các hãng Trung Quốc khai thác. “Nhưng tôi cho rằng đây thật sự là một quyết định liều lĩnh bởi nhu cầu thực sự không đủ lớn để hỗ trợ cho mở rộng này”, ông Grant nhấn mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…