Bất chấp Covid-19, giới thượng lưu Mỹ còn “mạnh tay” mua kim cương hơn trước

Bất chấp tác động kinh tế của đại dịch, giới thượng lưu Mỹ còn “mạnh tay” sắm sửa trang sức cao cấp hơn nữa.
Bất chấp Covid-19, giới thượng lưu Mỹ còn “mạnh tay” mua kim cương hơn trước

Theo Edahn Golan, nhà sáng lập công ty nghiên cứu kim cương Edahn Golan Diamond Research & Data, việc mua sắm đồ trang sức cao cấp như nhẫn kim cương hay dây chuyền vàng tại Mỹ đã phục hồi nhanh chóng so với thời điểm bùng phát đại dịch lần đầu tiên. 

Doanh số bán đồ trang sức cao cấp đã tăng gần 10% lên đến 5,25 tỷ USD trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. 

Signet Jewelers, công ty sở hữu và điều hành các nhà bán lẻ trang sức Kay Jewelers và Zales, cho biết doanh số bán hàng sơ bộ trong tháng 8 của họ tăng 10,9% so với một năm trước. 

Bất chấp Covid-19, giới thượng lưu Mỹ còn “mạnh tay” mua kim cương hơn trước ảnh 1

Trong khi đó, Tiffany & Co, thương hiệu trang sức nổi tiếng của Mỹ có hàng trăm cửa hàng trên toàn cầu, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do lượng khách du lịch đến các cửa hàng giảm mạnh, đã thấy được sự cải thiện trong doanh số tháng 8 và tháng 9 tại chính quê nhà. Công ty hiện đang vướng phải một cuộc “đấu trí” căng thẳng với tập đoàn thương hiệu xa xỉ LVMH (Pháp) liên quan tới kế hoạch sát nhập trị giá hàng tỷ USD. 

Một số nhà kinh tế cho rằng, sự phục hồi kinh tế dường như đang đi theo hình chữ K - nơi mà những người giàu nhất nước Mỹ nhanh chóng phục hồi trong khi những hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp hơn thì không. 

Daniel Bachman, nhà dự báo kinh tế Mỹ của Deloitte, nhận xét rằng đại dịch đã tấn công vào thị trường lao động một cách không đồng đều. “Các tầng lớp có thu nhập thấp hơn bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề, và nói thẳng ra là họ không có khả năng để mua sắm đồ trang sức trong thời điểm này. Nhưng những người giàu có hơn thì lại ngồi trên đống tiền  tiết kiệm ‘không có gì để tiêu’”. 

Bất chấp Covid-19, giới thượng lưu Mỹ còn “mạnh tay” mua kim cương hơn trước ảnh 2

Mua kim cương thay vì đi du lịch

Những nhà buôn bán trang sức có một lý thuyết giải thích cho việc tại sao doanh số bán hàng quay trở lại nhanh chóng. 

“Ở mọi thị trường trên thế giới, cạnh tranh số một đối với lĩnh vực của chúng tôi chính là ngành du lịch. Nếu bạn kỉ niệm sinh nhật, đám cưới, kỷ niệm 10 năm hay 25 năm ngày cưới … thì một món quà lãng mạn được nhiều người lựa chọn cùng/thay vì mua trang sức đó là đi du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, khi tình hình du lịch ế ẩm, thì trang sức kim cương đã chiếm một phần trong ngân sách du lịch chưa tiêu - và trở thành sự lựa chọn hoàn hảo nhất để kỉ niệm một sự kiện quan trọng,” Stephen Lussier, phó chủ tịch điều hành De Beers, công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới nhận xét. Tại Mỹ, thương hiệu trang sức kim cương Forevermark của De Beers đã tăng trưởng 2 con số hàng năm mỗi tháng kể từ tháng 7. 

Bất chấp Covid-19, giới thượng lưu Mỹ còn “mạnh tay” mua kim cương hơn trước ảnh 3

Giám đốc điều hành thương hiệu bán lẻ Macy, Jeffrey Gennette đã nêu bật một quan điểm tương tự tại hội nghị bán lẻ của Goldman Sachs vào tháng 9, lưu ý rằng doanh số bán hàng xa xỉ đã “vượt xa mọi kỳ vọng”. “Có rất nhiều giả thuyết, tôi nghĩ một trong những số đó là bạn có được những vị khách ‘không được đi du lịch’. Vì vậy, khoản ngân sách vốn được để dành cho những chuyến đi, sẽ chuyển sang cho các mặt hàng xa xỉ khác.”

Signet Jewellers đang nhìn thấy xu hướng đó đối với nhẫn đính hôn. “Các cặp đôi không thể tổ chức những bữa tiệc lớn hay đi tuần trăng mật nước ngoài, do đó họ đang đầu tư vào một chiếc nhẫn kim cương tuyệt vời hơn.”

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…