Bệnh sởi ở trẻ nhỏ: Cẩn trọng trước những biến chứng nguy hiểm

Số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong…

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ: Cẩn trọng trước những biến chứng nguy hiểm

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi.

Kể từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện; tăng so với cùng kỳ năm 2024. Số ca mắc dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm trẻ trên 10 tuổi.

Không chỉ tại Hà Nội, thời gian qua tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận 255 các trường hợp sốt kèm phát ban, có khả năng cao liên quan đến bệnh sởi do trước đó đã có nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi. 149 trẻ đã khỏi bệnh, 2 trẻ tử vong và 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Năm 2024, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Nguy cơ bùng phát dịch sởi cũng đang được cảnh báo ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Canada, với nhiều trường hợp tử vong xảy ra ở các bệnh nhân chưa tiêm phòng vaccine.

VIRUS NGUY HIỂM

Sởi là một căn bệnh có tính lây nhiễm cao do virus sởi thuộc họ Morbillivirus gây ra. Theo CDC, sởi là một trong những loại virus có khả năng lây nhiễm cao nhất trên thế giới.

benh-soi-o-tre-em-1.png

Đây là một bệnh lây qua đường không khí, có nghĩa là virus có thể phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc thở. Một người mắc sởi có thể lây cho 12 đến 18 người khác, trong khi bệnh cúm chỉ lây cho khoảng 3 người. Virus sởi lây qua các giọt nhỏ trong không khí và có thể tồn tại trong phòng tới hai giờ sau khi người nhiễm rời đi.

Bệnh sởi có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, bao gồm nói chuyện, dùng chung đồ ăn thức uống, hôn, bắt tay hoặc ôm; chạm vào bề mặt hoặc vật dụng có virus rồi đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt…; lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ, lúc sinh hoặc khi cho con bú.

TRIỆU CHỨNG NÊN BIẾT

Bệnh gây phát ban trên diện rộng và các triệu chứng giống cúm. Tuy nhiên, sởi không chỉ đơn thuần là một bệnh phát ban. Nó có thể khiến người mắc bị ốm nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não và viêm phổi. Ngoài ra, bệnh sởi còn làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Các triệu chứng điển hình của bệnh sởi bao gồm sốt cao, ho khan, mắt đỏ hoặc xuất huyết kết mạc, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các đốm trắng ở trong miệng (đốm Koplik), phát ban, các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn, đau họng, đau nhức cơ bắp, đau đầu.

Thông thường triệu chứng của bệnh sởi không xuất hiện cùng lúc. Ban đầu, người bệnh có thể bị sốt, ho, sổ mũi và đỏ mắt. Sau khoảng 2 - 3 ngày, các đốm Koplik xuất hiện trong miệng và sau đó mờ dần khi phát ban bắt đầu. Phát ban thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến thứ 5 sau các triệu chứng ban đầu. Lúc này, sốt cao có thể đi kèm với phát ban.

benh-soi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.jpg

Phát ban do sởi thường bắt đầu với các nốt phẳng trên mặt. Ở những người có làn da sáng, ban có màu đỏ, trong khi ở những người có làn da sẫm màu, ban có thể có màu tím hoặc tối hơn màu da xung quanh. Đôi khi, ban sởi khó nhận thấy trên da tối màu. Phát ban lan dần xuống cổ, ngực, lưng, tay, chân và bàn chân. Các nốt ban có thể kết hợp lại với nhau thành mảng lớn, có khu vực nổi cộm và khu vực phẳng. Thông thường, ban sởi không gây ngứa.

NGUY CƠ BIẾN CHỨNG

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng tai, mất nước do tiêu chảy nặng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, mù loà, viêm não (sưng não), viêm xơ hóa bán cấp (SSPE) – một biến chứng hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong, xảy ra nhiều năm sau khi nhiễm sởi, viêm màng não mủ (MIBE) – một biến chứng có thể xuất hiện từ vài ngày đến vài năm sau khi nhiễm sởi, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Nếu người mẹ mắc sởi khi mang thai, thai nhi có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch vaccine ngừa sởi. Phía CDC đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các ca mắc bệnh, khoanh vùng, xử lý dịch.

Xem thêm

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng triệu ca nhiễm và hàng trăm nghìn ca tử vong do cúm mùa. Tuy nhiên, dịch bệnh năm nay có nguy cơ trở nên phức tạp hơn khi cả Mỹ và Nhật Bản đều ghi nhận đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong 20 năm qua…

Ăn gì để "đánh bay" viêm xoang?

Ăn gì để "đánh bay" viêm xoang?

Từ vitamin C, kẽm, omega-3 đến các món trà ấm... đều “trợ thủ” đắc lực giúp bạn giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe khi bị viêm xoang...

Có thể bạn quan tâm

Một giấc ngủ ngon là gốc của một cơ thể khỏe mạnh

10 thực phẩm tự nhiên tốt cho người mất ngủ

Bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn là bí quyết tuyệt vời để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon và sâu...

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Súc miệng dầu dừa, hay còn gọi là “oil-pulling” đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội như một phương pháp chăm sóc răng miệng ngon-bổ-rẻ, nhưng nhiều chuyên gia trong ngành lại đặt câu hỏi về lợi ích thực sự của phương pháp này…

Thị trường đồ uống bổ trợ sức khoẻ lên ngôi

Thị trường đồ uống bổ trợ sức khoẻ lên ngôi

Thị trường đồ uống chức năng toàn cầu đang duy trì được phong độ tăng trưởng ổn định, trong đó Trung Quốc nổi lên như một động lực quan trọng với nhu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng…

Đội ngũ nghiên cứu do giáo sư Sun Cheng từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc dẫn đầu

Công cụ mới giúp dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan

Trung Quốc và Singapore mới đây đã phát triển được hệ thống chấm điểm TIMES giúp dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan với độ chính xác lên đến 82,2%, mở ra hướng đi mới cho điều trị căn bệnh nguy hiểm này…