Biểu tình chống lại Tổng thống Honduras sau cáo buộc liên quan đến ma tuý

Hàng ngàn người dân Honduras đã xuống phố biểu tình để kêu gọi yêu cầu TT đương vị Juan Orlando Hernandez từ chức.
Biểu tình chống lại Tổng thống Honduras sau cáo buộc liên quan đến ma tuý

Một hồ sơ toà án đã được công bố vào cuối tuần trước, trong đó các công tố viên Hoa Kỳ đã đưa ra cáo buộc rằng chiến dịch tranh cử năm 2013 của TT đương vị Juan Orlando Hernandez đã được tài trợ bởi một băng đảng buôn ma tuý.

Tài liệu được đệ trình lên toà án quận Nam của New York, cho biết chiến dịch tranh cử của ông Hernandez đã nhận 1,5 triệu USD từ các khoản tiền “buôn bán ma tuý” được sử dụng để hối lộ quan chức địa phương nhằm đổi lấy sự bảo vệ và hoàn thiện các công trình công cộng.

Có ít nhất 3 cơ sở doanh nghiệp trong thủ đô của Honduras đã bị đốt cháy khi cuộc biểu tình dần trở nên bạo lực, các quan chức chính phủ cho biết biệt đội cảnh sát chống bạo lực đã đụng độ với người biểu tình trong khi đang cố gắng giải tán đám đông bằng hơi cay và vòi rồng. Đã có ít nhất 5 người phải điều trị vì thương tích.

“Những kẻ buôn ma tuý phải biến đi! JOH [Juan Orlando Hernandez] phải biến đi!”-  hàng ngàn người dân đã hô vang trên con đường từ trung tâm Tegucigalpa tới văn phòng Quốc hội.

TT Hernandez đã bác bỏ cáo buộc, tự xưng là một nạn nhân của các chiến dịch bôi nhọ hình ảnh bởi chính các băng đảng ma tuý mà ông đang nhắm đến đồng thời buộc tội các đối thủ chính trị như cựu TT Manuel Zelaya thông đồng với băng đảng để làm mất uy tín của ông.

TT Hernandez ngày càng chịu nhiều áp lực từ nhiều phía kể từ sau khi em trai ông bị bắt tại Miami vào tháng 11 năm ngoái về tội buôn bán tàng trữ ma tuý.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...