Bộ Công thương nghi ngại khả năng thu xếp vốn cho dự án mở rộng Lọc dầu Dung Quất

Theo đề án được CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BRS) đưa ra, dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ cần 12.000 tỷ vốn chủ sở hữu của BRS, tuy nhiên sau 3 năm cổ phần hóa (2018-2020), lợi nhuận của BSR chỉ đạt 345,77 tỷ đồng.
Bộ Công thương nghi ngại khả năng thu xếp vốn cho dự án mở rộng Lọc dầu Dung Quất

Theo đề án được CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BRS) đưa ra, dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ có tổng mức đầu tư 1,26 tỷ USD (giảm 0,54 triệu USD so với phương án được phê duyệt năm 2014).

Trong đó, BSR góp 40% (khoảng hơn 500 triệu USD, tương ứng hơn 12.000 tỷ đồng) bằng vốn chủ sở hữu, còn lại là vốn vay.

Trong khi đó, lũy kế kết quả kinh doanh của BRS sau 3 năm cổ phần hóa chỉ là 345,77 tỷ đồng, đạt 2,7% nhu cầu vốn chủ sở hữu của dự án.

BRS cho rằng, hiện nay tình hình kinh doanh của công ty ngày càng tốt khi lợi nhuận tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2021 lợi nhuận sau thuế đạt 6.700 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 12.500 tỷ đồng. 

Do đó, BSR tự tin sẽ thu xếp được vốn cho dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Tuy nhiên, Bộ Công thương vẫn nghi ngờ khả năng thu xếp vốn cho dự án khi doanh thu đến hiện tại vẫn thấp. Bộ Công Thương lưu ý BSR làm việc cụ thể với các tổ chức tài chính, bảo đảm tính khả thi cho vay vốn.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng lưu ý lựa chọn dầu thô làm nguyên liệu cho dự án. Theo đó, Bộ Công thương cho rằng nên sử dụng dầu Azeri BTC/ESPO với tỷ lệ 53/47 hoặc tương đương bởi loại dầu này có sẵn trên thị trường, giá rẻ hơn so với loại dầu thô Bạch Hổ hiện chế biến tại nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Có thể bạn quan tâm