Chuỗi sự kiện được tổ chức thông qua 2 cuộc đấu giá trực tuyến ở Geneva (Thụy Sĩ) do nhà Christie's tổ chức lần lượt ngày 10/5 và 12/5, và sự kiện cuối cùng diễn ra hôm 15/5. Kho trang sức quý bao gồm nhiều vòng cổ, vòng tay, khuyên tai và vương miện với giá trị ước tính trước khi lên kệ là 163 triệu USD.
Phiên đấu giá đầu tiên thu về tổng cộng 138 triệu franc Thụy Sĩ (155 triệu USD), đã lập kỷ lục thế giới về việc bán đồ trang sức của một chủ sở hữu. Đợt thứ hai đã mang về 37,8 triệu franc (42,2 triệu USD). Trong khi đợt bán hàng trực tuyến đã bổ sung thêm 3,8 triệu franc (4,2 triệu USD).
Qua ba phiên đấu giá, 98% số trang sức đã được bán. Những người thắng thầu cho tài sản quý giá của Horten đến từ Châu Âu và Trung Đông (50%), Châu Mỹ (28%) và Châu Á (22%).
Kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2011, khi một loạt các phiên đấu giá trang sức của cố nữ diễn viên Elizabeth Taylor kiếm được khoảng 137 triệu USD tại Christie's.
Heidi Horten qua đời vào tháng 6 năm ngoái ở tuổi 81, ngay sau khi mở một bảo tàng cùng tên ở Vienna. Bà được cho là thừa hưởng gia tài khổng lồ từ người chồng quá cố của mình, Helmut. Helmut đã gây dựng tài sản nhờ mua các cửa hàng bách hóa với giá rẻ từ những người Do Thái v dưới thời Đức Quốc xã.
Phần lớn đồ trang sức được bán đấu giá của tỷ phú quá cố người Áo đều có giá trị cực khủng. Khoảng một nửa số lô trong ngày đầu tiên được bán với giá hơn 1 triệu USD mỗi lô. Nổi bật bao gồm một chiếc nhẫn có viên ngọc lục bảo 17,43 cara của Harry Winston, ước tính trị giá 650.000 franc và được bán với giá dưới 1,8 triệu franc. Một chiếc nhẫn Bulgari với viên kim cương 6,99 cara cắt bằng ngọc lục bảo màu hồng lạ mắt được bán với giá 9,1 triệu franc, gấp đôi giá ước tính cao nhất là 4,5 triệu franc.
Phiên đấu giá trực tiếp thứ hai bao gồm một chiếc nhẫn Bulgari nổi bật với viên sapphire 35,72 carat, với giá 403.000 franc, cao hơn nhiều so với mức ước tính cao là 270.000 franc. Một chiếc vòng cổ bằng hồng ngọc và kim cương cũng được bán với giá 277.200 franc.
Học giả Abraham Cooper, một trong những lãnh đạo của Trung tâm Simon Wiesenthal chuyên điều tra về Đức quốc xã, mỉa mai rằng cuộc đấu giá là sự tưởng thưởng cho những gia đình có thể đã làm giàu "từ những người Do Thái tuyệt vọng bị Đức quốc xã nhắm mục tiêu và đe dọa".
Trong khi đó, ông Yonathan Arfi, chủ tịch Hội đồng đại diện của các tổ chức Do Thái ở Pháp, gọi cuộc đấu giá là "không đàng hoàng".
Trước những chỉ trích của các cộng đồng Do Thái về nguồn gốc tài sản kếch xù của vợ chồng nhà Horton, Chủ tịch nhà Christie phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, Anthea Peers thừa nhận sự liên hệ với Đức Quốc xã, nhưng toàn bộ các vật phẩm đấu giá đều được mua từ thập niên 1970.
"Tất cả số tiền thu được từ bộ sưu tập nữ trang sẽ được quyên góp cho tổ chức ủng hộ công tác thiện nguyện, bao gồm nghiên cứu y khoa, phúc lợi trẻ em và cho phép nhiều người có thể tiếp cận lĩnh vực nghệ thuật, theo như nguyện vọng của bà Horten", bà Peers cho biết.