Bộ trưởng Senegal tại G-20: “Cuộc khủng hoảng lương thực có thể tồi tệ hơn cả Covid-19”

Bộ trưởng Kinh tế Senegal Amadou Hott đã kêu gọi ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu không tẩy chay việc buôn bán các sản phẩm thực phẩm của Nga khi cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra ở các nước dễ bị tổn thương.
Bộ trưởng Senegal tại G-20: “Cuộc khủng hoảng lương thực có thể tồi tệ hơn cả Covid-19”

Tại cuộc họp G20 ở Bali vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Senegal Amadou Hott cảnh báo, nếu không có biện pháp giải quyết ngay lập tức, cuộc khủng hoảng Nga - Ukarine - bao gồm cả tình trạng thiếu lương thực và giá cả tăng cao - sẽ giết chết nhiều người hơn "so với Covid-19.”

Cuộc chiến Nga - Ukraine đã dẫn đến việc ​​nhiều quốc gia như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu thực hiện trừng phạt việc sử dụng hoặc buôn bán hàng hóa Nga. Nhưng mặc dù các mặt hàng chủ lực như thực phẩm và phân bón được miễn trừ lệnh trừng phạt, nhưng những doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm vẫn tránh các giao dịch này để tự bảo vệ mình, Bộ trưởng Hott nói thêm. “Chúng ta đều hiểu rằng thực phẩm và phân bón được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, những người tham gia thị trường, cho dù đó là thương nhân, ngân hàng hay công ty bảo hiểm, đều cảm thấy miễn cưỡng và quan ngại nếu sản phẩm đến từ một số địa điểm nhất định vì họ sợ bị xử phạt trong tương lai.” “Liệu có thể nói rằng, bất cứ khi nào ta mua phân bón, thực phẩm từ Nga hoặc từ Ukraine hoặc từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, sẽ không có lệnh trừng phạt hôm nay, không có lệnh trừng phạt vào ngày mai… để chúng ta có thể sớm ổn định thị trường?”

“Chúng tôi không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này nhưng chúng tôi [Châu Phi] lại đang phải gánh hậu quả.”

An ninh lương thực và giá lương thực tăng cao đã chi phối các cuộc thảo luận tại cuộc họp G-20 vào tuần trước do sự gián đoạn vì đại dịch và cuộc chiến ở Ukraine đã làm ngưng trệ các chuỗi cung ứng lương thực trên toàn thế giới.

Lạm phát và tình trạng thiếu lương thực thậm chí đã gia tăng trước chiến tranh. Nhưng vì Nga và Ukraine đều là hai trong số những nhà xuất khẩu lương thực chính đối với các mặt hàng như lúa mì, nên cuộc chiến đã làm trầm trọng thêm vấn đề, đặc biệt là ở châu Phi và Trung Đông. Bộ trưởng Amadou Hott cho biết thêm, hậu quả nghiêm trọng đang tác động đến các quốc gia châu Phi, nơi chiếm một phần ba số người bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu. Ví dụ, châu Phi đã thiếu hụt khoảng 2 triệu tấn phân bón trong năm nay, dẫn đến thiệt hại 11 tỷ USD trong sản xuất lương thực trong năm, ông Hott cho biết. Nếu Châu Phi và những nơi khác không còn có thể dựa vào nhập khẩu lương thực, thì nước này cần phải đầu tư để tăng tốc sản xuất lương thực địa phương.

Tuy nhiên, chiến tranh và Covid-19 không phải là lý do duy nhất gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực hiện nay. Biến đổi khí hậu cũng đang góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề này theo thời gian. “Cuộc khủng hoảng hiện tại đã có trước chiến tranh. Tại sao? Vì những cú sốc về khí hậu đã làm giảm đáng kể sản lượng lương thực ở nhiều nơi,” bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định. 

“Giống như thời Covid-19, thế giới đã tập hợp lại để đưa ra những quyết định trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tất cả các đối tác đã thay đổi thủ tục và chính sách để xử lý thách thức, giúp đỡ các quốc gia trên thế giới. Và nay, chúng ta cần phải làm vậy một lần nữa. Nếu không nhanh chóng, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thương vong hơn so với thời Covid," ông Hott cảnh báo. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…