Các bộ trưởng tài chính G7 lo ngại về kế hoạch tiền điện tử của Facebook

Tại cuộc họp G7 diễn ra ở Paris, các bộ trưởng tài chính đã dội gáo nước lạnh vào kế hoạch phát triển của Libra – đơn vị tiền tệ kĩ thuật số của Facebook, khẳng định các vấn đề pháp lý cần phải được g
Các bộ trưởng tài chính G7 lo ngại về kế hoạch tiền điện tử của Facebook

Kế hoạch ra mắt Libra – đồng tiền điện tử mới nhất của Facebook đã phải đối mặt với “điệp khúc phản đối” từ các nhà quản lý, ngân hàng trung ương và chính phủ các nước, yêu cầu công ty phải tôn trọng các quy tắc chống rửa tiền và đảm bảo an toàn cho các giao dịch, dữ liệu của người dùng.

Bên cạnh đó, một mối lo ngại sâu sắc từ các lãnh đạo cấp cao cho rằng quyền lực của các công ty công nghệ sẽ ngày càng “lấn chiếm” sang các lĩnh vực thuộc về chính phủ, đơn cử như việc phát hành tiền tệ.

“Chủ quyền của các quốc gia không thể rơi vào nguy hiểm”, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với các nhà báo sau khi chủ trì ngày đầu tiên của cuộc họp G7.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz bình luận rằng các kế hoạch của Facebook “dường như có vẻ chưa được tính toán thấu đáo”, thêm vào đó là những câu hỏi về vấn đề bảo mật dữ liệu đáng lo ngại trong thời gian gần đây. “Tôi tin rằng chúng ta phait hành động nhanh chóng, Facebook không thể cứ tiếp tục kế hoạch ra mắt Libra mà không giải quyết triệt để các câu hỏi pháp lý và quy định.

Pháp – chủ tịch G7 trong năm nay đã yêu cầu thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu Benoit Coeure thành lập một nhóm đặc nhiệm G7 để xem xét và nghiên cứu về các đơn vị tiền tệ kĩ thuật số như Libra. Ông Coeure đã trình bày một báo cáo sơ bộ cho các bộ trưởng và chủ ngân hàng trung ương tại cuộc họp tại Paris.

Các ngân hàng trung ương cũng cho biết, nếu Facebook muốn lấy tiền gửi, công ty này sẽ cần giấy phép ngân hàng và phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt khi hoạt động trong lĩnh vực đó. Họ cũng nói thêm rằng việc cho phép người giao dịch được ẩn danh chắc chắn là không được phép vì các quy định của ngành tài chính vốn yêu cầu công ty thanh toán phải nắm giữ được thông tin cơ bản về khách hàng của họ.

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda bày tỏ ý kiến cho rằng nhóm đặc nhiệm thuộc G7 sẽ có khả năng phát triển thành một tổ chức có phạm vi rộng lớn hơn ra thế giới, khi mà Libra có thể có tác động tới nền kinh tế toàn cầu. “Nếu Libra có mong muốn được phát triển trên toàn cầu, các quốc gia sẽ phải tìm kiếm một phản ứng phối hợp đồng nhất,” ông chia sẻ. “Đây là điều mà không chỉ nhóm có Ngân hàng Trung ương của G7 cần đàm phán, mà là toàn thế giới.”

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...