Các hãng xe Đức đối mặt khủng hoảng truyền thông

Các tập đoàn xe tới từ Đức đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông mới khi thông tin họ thử nghiệm khí thải có tiềm năng nguy hiểm trên người được công bố.
Các hãng xe Đức đối mặt khủng hoảng truyền thông

Theo đó, một tổ chức nghiên cứu được 3 tập đoàn trên thành lập đã sử dụng con người như vật thử nghiệm khí thải độc hại, nhiều lúc kéo dài tới hàng giờ, trong nỗ lực chứng minh những khí này... không gây ung thư trong giai đoạn từ 2012 tới 2015.

Thông tin chi tiết về sự việc này được đăng tải chỉ vài ngày sau khi quy trình thử nghiệm tương tự được tiến hành và công bố kết quả, chỉ khác rằng lần nay đối tượng thử nghiệm là khỉ.

Hành động lấy người làm vật chủ thử nghiệm khí thải của các hãng Đức đã bị phản đối kịch liệt - Ảnh: Bloomberg

Những thông tin nói trên đã gây chấn động cho giới truyền thông cũng như cộng đồng tại Đức. Bộ trưởng Bộ môi trường của quốc gia này, bà Barbara Hendricks thậm chí đã gọi những thử nghiệm của tổ chức nghiên cứu trên là “đáng ghê tởm”.

Có 19 người đàn ông và 6 người phụ nữ đã được “sử dụng” như vật thí nghiệm cho các loại khí nitrogen oxides. Mặc dù sau đó họ đều đã được đưa tới các trung tâm y tế để kiểm tra kỹ lưỡng về hậu quả có thể gặp phải nhưng đây vẫn là một bước đi “không thể bào chữa”, theo báo giới Đức.

Tổ chức nghiên cứu của BMW, Daimler và VW đồng sáng lập thực hiện thí nghiệm này bởi họ muốn tìm kiếm những lập luận và bằng chứng cho thấy một số loại khí thải không gây ung thư.

Cuộc bê bối khí thải đầy tai tiếng của Volkswagen có lẽ vẫn chưa thực sự có hồi kết

Kết quả của những thí nghiệm trên không được công bố nhưng một trong những nhà khoa học có tham gia vào dự án này chia sẻ giấu tên trên báo giới Đức cho biết kết quả “có giá trị ít ỏi” bởi chúng không thể được áp dụng cho số đông và nitrogen oxide không phải là loại khí độc duy nhất có trong khí thải xe diesel.

Tổ chức nghiên cứu của 3 tập đoàn Đức có tên viết tắt EUGT trước đó đã bị đóng cửa vào năm 2017. Scandal lần này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về các hãng xe lớn trong bối cảnh Dieselgate, bê bối khổng lồ tiêu tốn hàng chục tỉ USD của Volkswagen vẫn chưa thực sự có hồi kết.

Volkswagen đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng vào cuối tuần vừa rồi, trong khi Daimler cho biết sẽ “điều tra toàn diện” sự việc lần này. 

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?