Sự giả mạo bằng trí tuệ nhân tạo đang nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người phải đối mặt khi sử dụng mạng xã hội. Các công nghệ như deepfake cho phép người dùng tạo ra video và hình ảnh giả mạo một cách hết sức chân thực, đôi khi khó phân biệt được với những tài liệu thực tế.
Được biết, các ứng dụng chẳng hạn như DALL-E, Midjourney và Sora của OpenAI, hỗ trợ việc giả mạo trở nên dễ dàng hơn, kể cả đối với những người không có kỹ thuật, bởi vì chỉ cần nhập yêu cầu, hệ thống sẽ đưa ra nhiều kết quả giả mạo khác nhau theo mong muốn của khách hàng.
Nghe thì có thể công nghệ này vô hại, tuy nhiên nó cũng có thể được lạm dụng để tạo ra thông tin sai lệch hoặc xâm phạm quyền riêng tư và danh dự của cá nhân.
Deepfake là một thuật ngữ được đề cập đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra video, âm thanh hoặc hình ảnh giả mạo có chất lượng cao, thường không thể phân biệt được với các dữ liệu gốc.
Vậy nên, Henry Ajder, người sáng lập công ty tư vấn Latent Space Advisory và là chuyên gia hàng đầu về AI tổng hợp cho biết một số lời khuyên để phân biệt hình ảnh deepfake, chẳng hạn như chuyển đổi khuôn mặt là một trong những phương pháp deepfake phổ biến nhất.
Muốn phân biệt được hình ảnh, video có phải giả mạo không hãy nhìn vào làn da xem có cùng tông màu với các bộ phận khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, đôi mắt có chớp tự nhiên trong video không, bởi vì một số deepfake kỹ thuật kém nó sẽ mô phỏng không hoàn hảo lại điều này.
Ngoài ra, miệng và răng cũng là đặc điểm quan trọng mà AI khó thể giả mạo được, bởi chỉ cần để ý xem khẩu hình miệng có phù hợp với âm thanh không là biết đâu mới là video gốc. Còn AI chưa đủ tinh vi để có thể cắt ghép phần răng cho phù hợp khẩu hình, vì vậy nếu video giả mạo thì răng sẽ bị mờ.
Tính nhất quán của bóng tối và ánh sáng cũng là một điểm quan trọng. Thường thì đối tượng được lấy nét rõ ràng và có vẻ sống động như thật một cách thuyết phục nhưng các yếu tố trong phông nền có thể không thực tế.