Canada nỗ lực thuyết phục Mỹ không từ bỏ NAFTA

Ngày 23/1, vòng 6 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã chính thức khai mạc tại thành phố Montreal của Canada.
Canada nỗ lực thuyết phục Mỹ không từ bỏ NAFTA

Các đại biểu của Mỹ, Mexico và nước chủ nhà đã khởi động ngày đàm phán đầu tiên của vòng 6 trong bối cảnh có nhiều thông tin không chính thức cho rằng có thể Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kích hoạt tiến trình rút khỏi NAFTA ngay sau vòng đàm phán này, nếu như không đạt được những bước tiến trong các đề xuất nhằm “tái cân bằng” thương mại quốc tế.

Mỹ yêu cầu nâng tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô, từ bỏ quy chế giải quyết tranh chấp thương mại trong Chương 19 và kích hoạt cơ chế đánh giá lại NAFTA 5 năm/lần.

Đây đều là những vấn đề gai góc đối với Canada và Mexico, hai đối tác phụ thuộc phần lớn vào thị trường Mỹ.

​Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho ​hay nước này đang nỗ lực thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có lợi cho Washington cũng như nhiều quốc gia khác.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), ông Trudeau nhấn mạnh, Canada “đang rất nỗ lực để thuyết phục người láng giềng phía Nam rằng NAFTA là thỏa thuận tốt, có lợi không chỉ với nền kinh tế Canada mà còn với cả nền kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới.”

Trước thềm vòng đàm phán, một quan chức Canada yêu cầu giấu tên cho biết cả 4 nguyên lý của thương mại tiến bộ - bao gồm giới, lao động, môi trường và các vấn đề về người bản địa - đều nằm trong chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán trong tuần này.

Trước khi vòng 6 chính thức khởi động, 3 nước đã tiến hành một số cuộc đàm phán kỹ thuật về năng lượng, nông nghiệp, đầu tư và dịch vụ tài chính.​

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng đã có cuộc hội đàm song phương với Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo ở thành phố Toronto vào ngày 22/1 nhằm ghi nhận lập trường của nhau tại vòng đàm phán được cho là sẽ mang tính quyết định này.

Cùng ngày, Bộ trưởng Môi trường Canada Catherine McKenna cũng đã tới Mexico City thảo luận với Bộ trưởng Môi trường nước chủ nhà Rafael Pacchiano Alamán về nội dung môi trường trong NAFTA.

NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994.

Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia này đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…