CEO Intel Phùng Việt Thắng: AI không phải là mục tiêu để doanh nghiệp hướng đến

Trao đổi với báo chí, ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Khối Kinh doanh, Marketing và Truyền thông, Tập đoàn Intel cho rằng, doanh nghiệp cần xem AI là phương tiện để đạt được mục tiêu thay vì coi AI là mục tiêu để hướng đến...

Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Khối Kinh doanh, Marketing và Truyền thông, Tập đoàn Intel
Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Khối Kinh doanh, Marketing và Truyền thông, Tập đoàn Intel

Theo Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu gia nhập vào nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

- Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu đưa AI vào các hoạt động quản trị và điều hành để chuẩn bị cho một tương lai với AI đóng vai trò trọng tâm. Tuy nhiên thực tế số doanh nghiệp triển khai AI một cách nghiêm túc và toàn diện vẫn còn khiêm tốn. Lý do chính của tình trạng này là gì, thưa ông?

Theo Báo cáo Chỉ số Sẵn sàng Ứng dụng AI của Chính phủ được Oxford Insights xây dựng và công bố vào năm 2023, Việt Nam xếp thứ 59 trên tổng số 193 quốc gia và xếp thứ 9 trong khu vực Đông Á, với điểm số vượt mức trung bình 51,41 của khu vực. Bảng xếp hạng này đánh giá mức độ sẵn sàng của các quốc gia trên toàn thế giới trong việc khai thác AI để cung cấp dịch vụ công cho người dân một cách hiệu quả, bao gồm 39 chỉ số đo lường năng lực kỹ thuật số, khả năng công nghệ và hạ tầng dữ liệu. So với năm 2022, Việt Nam tăng 19 bậc trong bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng dần nhận thấy rằng việc triển khai và áp dụng AI không phải là một nhiệm vụ “một sớm một chiều”. Mặc dù trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu đưa AI vào các hoạt động quản trị và điều hành để chuẩn bị cho một tương lai với AI đóng vai trò trọng tâm, đặc biệt trong lĩnh vực như sản xuất, ngân hàng, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và thương mại điện tử. Một khảo sát về mức độ sẵn sàng về AI (được công bố vào 11/2023) chỉ ra rằng chỉ có khoảng 27% tổ chức tại Việt Nam triển khai AI một cách nghiêm túc và toàn diện. Sự chênh lệch đáng kể về số lượng giữa tổ chức có ứng dụng AI với tổ chức ứng dụng AI một cách nghiêm túc và nhuần nhuyễn cho thấy những thách thức khi triển khai công nghệ này.

Có hai lý do nổi bật để lý giải phải kể đến là: doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân bằng chi phí và lập chiến lược khai thác công nghệ AI hiệu quả, bên cạnh đó là những thách thức vĩ mô liên quan đến các quy định và nguồn nhân lực chuyên môn.

Tại Việt Nam, một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai AI là "hiệu quả kinh doanh không rõ ràng hoặc thấp hơn mong đợi". Từ năm ngoái, hàng loạt các doanh nghiệp đã cạnh tranh nhau trong việc áp dụng AI vì sợ bỏ lỡ công nghệ này, nhưng lại thiếu tầm nhìn và kế hoạch rõ ràng.

- Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp Việt đi đúng hướng, thưa ông?

Để đi đúng hướng, các tổ chức cần xác định rõ thách thức mà doanh nghiệp cần giải quyết hoặc kết quả kinh doanh mà họ muốn đạt được thông qua việc ứng dụng AI như là một công nghệ vượt trội, thay vì chỉ chạy theo xu hướng. Hướng đi hiệu quả nhất đôi khi không nằm ở việc sở hữu một mô hình GenAI thế hệ mới, mà là việc đưa AI vào phân tích hoặc dự đoán bằng dữ liệu để tăng tốc quá trình kinh doanh và cung cấp thông tin có mức độ tin cậy cao hơn cho nhân viên có liên quan. Doanh nghiệp cần hiểu rằng AI không phải là mục tiêu để hướng đến. AI thực chất là công nghệ mang đến những phương pháp và công cụ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Một thách thức lớn khác liên quan đến AI có thể kể đến là “chi phí sở hữu quá cao”. Từ năm 2023, nhu cầu sở hữu bộ vi xử lý đồ họa (GPU) để vận hành AI đã tăng đột biến, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, kéo theo chi phí đầu tư tăng cao. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải cần đến GPU để xử lý mọi ứng dụng AI. Thay vào đó, có rất nhiều chip có năng lực tính toán AI khác nhau được dùng cho nhiều trường hợp ứng dụng AI như bộ vi xử lý trung tâm (CPU), mạch tích hợp cỡ lớn (FPGA) hoặc mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC).

Thực tế, nhiều ứng dụng AI phổ biến có thể được xử lý hiệu quả bởi CPU mà không cần thêm GPU. Những loại CPU này cũng có thể được sử dụng cho các tác vụ khác cùng một lúc như kết nối và lưu trữ, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và năng lượng tiêu thụ.

Vietnam-ai-key-player-02.jpg
Chỉ có khoảng 27% tổ chức tại Việt Nam triển khai AI một cách nghiêm túc và toàn diện

Một khía cạnh không kém phần quan trọng là nơi lưu trữ dữ liệu. Theo Nghị định 53/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu cục bộ trên máy chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, ước tính đến năm 2025, 75% dữ liệu được tạo ra sẽ không được lưu trữ trên trung tâm dữ liệu hoặc trên đám mây cục bộ; mà nằm tại các thiết bị vùng biên (như thiết bị tại nhà máy hoặc bệnh viện…). Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý việc lưu trữ dữ liệu ở các nơi phù hợp nhất: có thể trên đám mây, máy tính cá nhân hoặc tại vùng biên (edge) nhằm xử lý các yêu cầu khác nhau trong việc suy luận và huấn luyện mô hình trong bối cảnh AI không ngừng phát triển và mở rộng. Ngoài ra, khi có ngày càng nhiều ứng dụng AI được chuyển sang vùng biên, nhu cầu sở hữu AI PC sẽ càng gia tăng nhằm tận dụng khả năng xử lý đã được cải tiến của những thiết bị này cho công tác phân tích dữ liệu và ra quyết định theo thời gian thực.

Với thực tế trên, các doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng công nghệ linh hoạt với khả năng mở rộng. Một môi trường điện toán phức hợp và hệ sinh thái mở cho phép doanh nghiệp làm việc với bất kỳ nhà cung cấp nào để lựa chọn được công cụ phần cứng và phần mềm phù hợp cho nhu cầu công việc. Đây sẽ là chìa khóa để vừa giảm chi phí vừa đạt được độ tin cậy cao, hiệu năng và bảo mật tốt hơn.

- Không chỉ các doanh nghiệp chú trọng thúc đẩy việc ứng dụng dụng và đổi mới AI, Việt Nam cũng dựa vào nhu cầu của cả nền kinh tế để thúc đẩy AI phát triển. Có thể nói Việt Nam đang ở “thời điểm vàng” để gia nhập vào xu hướng phát triển AI mạnh mẽ trong những năm tới. Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế để thực sự đạt được vị thế cạnh tranh?

Bằng cách khai thác AI để cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng, Việt Nam có thể tạo ra một cuộc cách mạng chưa từng có về cách thức hoàn thành công việc. Sự phát triển không ngừng của công nghệ AI mang đến cho Việt Nam cơ hội lớn để nâng cao sức cạnh tranh toàn diện.

Tuy nhiên, sự bùng nổ AI cũng sẽ kéo theo nhiều thách thức. Khi các mô hình AI liên tục được cải tiến, phương pháp tiếp cận AI cần được thích nghi và thay đổi. Vì vậy, các hạ tầng về công nghệ, các quy định trong quản lý nhà nước và xã hội được xây dựng và phát triển trong thời điểm hiện tại cần phải linh hoạt và có thể mở rộng.

Trong bối cảnh những năm tới sẽ là thời kỳ lý tưởng cho các quốc gia xây dựng nền tảng AI, Việt Nam cần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về AI, đảm bảo AI được triển khai an toàn mà không gặp nhiều trở ngại từ các quy định, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ mở và đa dạng. Bằng cách này, Việt Nam có thể hiện thực hóa kỳ vọng lớn lao từ công nghệ AI và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

- Xin cảm ơn ông!

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh thiếu niên Trung Quốc đã tăng vọt lên 17,1% vào tháng 7, mức cao nhất trong tám tháng kể từ khi Cục Thống kê (NBS) nước này áp dụng phương pháp tính mới…