CEO Trần Kinh Doanh có thể làm Chủ tịch Trần Anh

Công ty Trần Anh đang xin ý kiến cổ đông bầu ông Trần Kinh Doanh - CEO Thế Giới Di Động làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022.
CEO Trần Kinh Doanh có thể làm Chủ tịch Trần Anh

Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã CK: TAG) vừa công bố tài liệu xin ý kiến đại hội đồng cổ đông bằng văn bản về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm nhân sự, bổ sung ngành nghề kinh doanh, sửa đổi điều lệ công ty… nhằm khép lại thương vụ chuyển nhượng cổ phiếu cho Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.

Cụ thể, Trần Anh sẽ miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 đối với ông Trần Xuân Kiên. Công ty cũng miễn nhiệm 7 thành viên HĐQT và 3 thành viên ban kiểm soát sau đại hội lần này.

Thay vào đó, Trần Anh bổ nhiệm 5 cá nhân đang hoặc từng lãnh đạo tại Thế Giới Di Động vào HĐQT mới. Trong đó, ông Trần Kinh Doanh - Tổng giám đốc Thế Giới Di Động sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT. Ông Võ Hà Trung Tín, Giám đốc vùng miền Bắc của thương hiệu Điện máy xanh cũng trở thành Phó chủ tịch HĐQT kiếm tổng giám đốc.

Cũng theo tờ trình đại hội đồng cổ đông, công ty sẽ bổ sung thêm 15 ngành nghề kinh doanh mới như bán lẻ đồ điện gia dụng, thiết bị nghe nhìn, quảng cáo, sản xuất linh kiện điện tử…

Trong sáng 27/12, 7 thành viên trong HĐQT Trần Anh đồng loạt đăng ký thoái sạch vốn theo phương thức thỏa thuận nhằm thực hiện mục đích tài chính cá nhân. Tổng số cổ phiếu bán ra hơn 14,2 triệu đơn vị, tương đương 54,7% vốn điều lệ công ty. Đáng chú ý trong số này là giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Kiên và Phó tổng giám đốc Đỗ Thị Thu Hương với khối lượng lần lượt là 5,6 triệu và 5,3 triệu đơn vị.

Giữa tháng 8, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (Mã CK: TAG) công bố Nghị quyết thông qua xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, trong đó có nội dung Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di động (Mã CK: MWG) nhận chuyển nhượng cổ phiếu TAG dẫn đến tỷ lệ sở hữu trên 25% vốn điều lệ và không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Cách đây không lâu, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài cho biết điểm mâu thuẫn lớn nhất sau thương vụ sáp nhập là vấn đề văn hóa trong quản lý. Trước khi sáp nhập, Thế Giới Di Động đã cam kết sẽ giữ lại khối nhân viên tại các siêu thị của Trần Anh, nhưng với cấp quản lý lại hoàn toàn khác.

Sự khác biệt văn hóa cũng đặt ra bài toán cho lãnh đạo Thế Giới Di Động làm cách nào để thay đổi cách suy nghĩ của cả đội ngũ nhân viên được giữ lại theo văn hóa của công ty. Phương án được người đứng đầu của chuỗi điện máy này đưa ra là chia nhỏ nhóm nhân viên cũ của Trần Anh và đưa những người này vào môi trường chung của Thế Giới Di Động.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…