"Cha đẻ" của The Coffee House rời ghế nóng?

Mới đây, trên trang cá nhân, ông Nguyễn Hải Ninh - nhà sáng lập nên hệ thống cửa hàng cafe The Coffee House đã chia sẻ dòng trạng thái cho thấy, ông đã nói lời tạm biệt với chuỗi cà phê do chính mình sáng lập
"Cha đẻ" của The Coffee House rời ghế nóng?

Cụ thể, "6 năm cho một hành trình, có buồn có vui có hoan ca có thất bại. Còn đó những ước mơ, những trăn trở lẫn kỳ vọng. Cảm ơn tất cả vì đã làm nên phần đẹp nhất của tuổi thanh xuân của mình. Tạm biệt The Coffee House - The House of Inspiration", ông Nguyễn Hải Ninh viết trên trang cá nhân.

Đây cũng là chia sẻ mới nhất của nhà sáng lập The Coffee House kể từ khi đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch HĐQT từ tháng 7/2019.

Hiện tại, phía The Coffee House chưa thông báo về thay đổi nhân sự cấp cao. Trên trang chủ công ty, ông Nguyễn Hải Ninh vẫn được giới thiệu là Founder và Phó chủ tịch HĐQT.

The Coffee House là mô hình chuỗi cafe được đánh giá là thành công chỉ đứng sau Highland Coffee với hệ thống cửa hàng trải dài tại 18 tỉnh, thành phố cả nước với 175 cửa hàng. Riêng năm 2020, chuỗi mở mới các cửa hàng tại 2 địa phương mới là Phú Quốc và Tây Ninh.

Đây cũng là mô hình F&B điển hình với khả năng kêu gọi vốn rất thành công. Chính founder (nhà sáng lập) Hải Ninh cũng từng bày tỏ tham vọng muốn mở 700 cửa hàng cà phê trên khắp Việt Nam trong vòng 5 năm (2019-2024), với trung bình mỗi tháng có 10 điểm kinh doanh mới ra đời.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2019, chuỗi cà phê này đã thông qua kế hoạch thay đổi nhân sự cấp cao, trong đó ông Nguyễn Hải Ninh rời ghế CEO để nhường lại vị trí cho ông Mai Hoàng Phương, nhà đồng sáng lập của Công ty Seedcom.

Ông Ninh khi đó vẫn ở lại The Coffee House với vai trò Phó chủ tịch HĐQT, tập trung vào phát triển chiến lược và phát triển mô hình kinh doanh cho chuỗi cửa hàng.

Trước The Coffee House, ông Ninh cũng là đồng sáng lập thương hiệu cà phê Urban Station từ năm 2011.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...