Chiến hạm Mỹ tuần tra Hoàng Sa, thách thức yêu sách Trung Quốc

Hải quân Mỹ tiếp tục thách thức yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi đó Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên khẳng định chủ quyền vô lý và đe dọa "áp dụng mọi biện ph
Chiến hạm Mỹ tuần tra Hoàng Sa, thách thức yêu sách Trung Quốc

Hãng tin Reuters Anh ngày 27/5 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục tên lửa USS Higgins DDG-76 và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam CG54 cùng ngày đã đi vào vùng biển 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam, đồng thời tiến hành diễn tập cơ động ở khu vực lân cận đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm.

Đây là một phần trong hoạt động tuần tra duy trì tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông của hải quân Mỹ nhằm “thách thức tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức”.

Hoạt động tuần tra lần này của hải quân Mỹ diễn ra chỉ hơn một tuần sau vụ các máy bay ném bom trong đó có H-6K của Trung Quốc tiến hành huấn luyện cất, hạ cánh phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước hoạt động tuần tra lần này của Mỹ, ngày 27/5, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn sử dụng những luận điệu quen thuộc, ngang nhiên cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh thổ cố hữu” của Trung Quốc, đồng thời cho rằng hành động lần này của Mỹ đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế, gây tổn hại lòng tin chiến lược giữa quân đội hai nước, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự tốt đẹp của vùng biển liên quan”.

Trung Quốc cho biết họ “bất mãn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” hành động lần này của Mỹ, thúc giục Mỹ chấm dứt các “hành động khiêu khích”. Trung Quốc sẽ tiếp tục “áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”.

Trên thực tế, quần đảo Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng đã bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phi pháp hoàn toàn vào năm 1974, rồi chiếm đóng trái phép từ đó đến nay. Những năm gần đây, Trung Quốc còn không ngừng bồi lấp, xây đảo nhân tạo và gia tăng triển khai quân sự phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo và triển khai quân sự của Trung Quốc tại hai quần đảo này đã và đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực.

Theo Viettimes

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…