Chính phủ El Salvador mua 21 triệu USD bitcoin

El Salvador đã mua 400 bitcoin với trị giá khoảng 20,9 triệu USD - ngay trước khi chính thức áp dụng chính sách coi tiền điện tử như một loại tiền tệ hợp pháp.
Chính phủ El Salvador mua 21 triệu USD bitcoin

Trong một loạt tweet hôm 6/9, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tiết lộ rằng đất nước đã mua tổng cộng 400 bitcoin - như một bước đầu tiên trong nỗ lực bổ sung tiền kỹ thuật số vào bảng cân đối kế toán của mình.

Các bài đăng của TT chỉ cách nhau vài giờ. Dựa trên giá bitcoin tại thời điểm đăng, tổng số tiền mua bitcoin có thể rơi vào khoảng 20,9 triệu USD.

Giá bitcoin đã tăng sau các dòng tweet của TT El Salvador và được giao dịch ở mức khoảng 52.681,85 USD lúc 12:16 sáng theo giờ ET ngày 7/9. 

Bài đăng của Tổng thống El Salvador Nayib Bukele trên Twitter: "El Salvador vừa mua 200 bitcoin mới. Hiện nay chúng tôi đang có 400 #bitcoin."
Bài đăng của Tổng thống El Salvador Nayib Bukele trên Twitter: "El Salvador vừa mua 200 bitcoin mới. Hiện nay chúng tôi đang có 400 #bitcoin."

Các bài đăng xuất hiện vài giờ trước khi luật bitcoin của El Salvador, được thông qua vào tháng 6, có hiệu lực bắt đầu vào 7/9. El Salvador là quốc gia đầu tiên chấp nhận bitcoin là tiền tệ hợp pháp, sẽ hoạt động cùng với đồng USD. Những người ủng hộ và phê bình trên khắp thế giới đang cùng theo dõi để xem thử nghiệm chưa từng có này diễn ra như thế nào.

Thông báo của TT Bukele đánh dấu một cột mốc quan trọng của bitcoin. El Salvador hiện là quốc gia đầu tiên chính thức đưa bitcoin vào bảng cân đối kế toán và lưu giữ trong kho dự trữ của mình.

Nhưng chính sách này đã thu hút sự chỉ trích trên khắp đất nước. Theo khảo sát của  Đại học Trung Mỹ, gần 70% người Salvador không đồng ý với quyết định của chính quyền về việc áp dụng bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp. Nhiều người cũng không chắc chắn về cách sử dụng tiền kỹ thuật số.

Những người ủng hộ động thái của El Salvador nói rằng nó cho thấy sự chấp nhận bitcoin ngày càng tăng và các quốc gia khác có thể làm theo. Chính phủ Salvador hy vọng chính sách mới sẽ thúc đẩy sự phát triển tài chính ở một quốc gia mà khoảng 70% công dân không có quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính truyền thống, theo luật bitcoin.

Theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối, hoặc tiền mà người di cư gửi về nước cũng rất quan trọng đối với nền kinh tế, chiếm hơn 24% tổng sản phẩm quốc nội của El Salvador.

Luật pháp El Salvador sẽ cho phép hiển thị giá bằng bitcoin, đóng góp thuế bằng tiền kỹ thuật số và các sàn giao dịch bằng bitcoin sẽ không phải chịu thuế lãi vốn.

El Salvador đã ra mắt một ứng dụng ví điện tử Chivo mà công dân có thể đăng ký bằng ID quốc gia để giao dịch bằng bitcoin. Người dùng sẽ nhận được số bitcoin trị giá 30 USD khi họ đăng ký. 

Máy ATM Chivo tại El Salvador.
Máy ATM Chivo tại El Salvador.

Vào tuần trước, Quốc hội ở El Salvador đã thông qua luật tạo quỹ trị giá 150 triệu USD để giúp tạo điều kiện chuyển đổi từ bitcoin sang USD.

Tuy nhiên, bitcoin cũng vốn được biết đến với sự biến động dữ dội, làm dấy lên lo ngại về tính hiệu quả của nó như một loại tiền tệ. “Bitcoin không thực sự được thiết kế để trở thành một phương tiện trao đổi vì vậy đây là một thử nghiệm còn khá sớm cho tiền tệ,” Philip Gradwell, nhà kinh tế trưởng tại nền tảng dữ liệu Chainalysis, nói với CNBC. “Tôi nghĩ việc sử dụng chính sẽ xoay quanh kiều hối và người dân sử dụng nó để tiết kiệm một số của cải và thực sự có lẽ chỉ để cạnh tranh với đồng USD trong nước.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...