Chính phủ Singapore phê duyệt thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

Cơ quan Thực phẩm Singapore đã phê duyệt thịt gà nuôi cấy từ tế bào của Eat Just, đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép thương mại hoá thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Chính phủ Singapore phê duyệt thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

Các cơ quan quản lý Singapore đã cấp cho Eat Just giấy chấp thuận đầu tiên trên thế giới đối với các loại thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. 

Quyết định này từ chính phủ Singapore sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Eat Just - công ty chuyên nghiên cứu thực phẩm thay thế như trứng từ thực vật, gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm - phát triển. Đồng thời cũng sẽ thu hút thêm nhiều đơn vị tương tự đến với Singapore và thúc đẩy các quốc gia khác cùng tham gia. 

“Đây sẽ là một cuộc chay đua mới cho tương lai của thực phẩm,” giám đốc điều hành Viện Good Food Bruce Friedrich cho biết trong một tuyên bố. 

Trong thập kỷ qua, hàng chục công ty khởi nghiệm đã tìm cách phát triển thịt nuôi cấy từ tế bào vừa mang lại hương vị thơm ngon lại hợp túi tiền người dân; với mục tiêu cuối cùng là thuyết phục người tiêu dùng không sử dụng các loại thịt thông thường. Tương tự như các nhà sản xuất thịt thay thế từ thực vật, Eat Just, Future Meat Technologies và Memphis Meats do Bill Gates hậu thuẫn cho rằng sản phẩm của họ tốt hơn cho sức khoẻ và cũng tốt hơn cho môi trường. 

“Chúng tôi nghĩ rằng [cách] để thực sự giải quyết các vấn đề quan trọng: vấn đề sức khoẻ, vấn đề về môi trường, vấn đề về sát sinh - là tự tạo ra protein động vật thay thế,” ông Tetrick trả lời phỏng vấn. 

Eat Just đã hạ cánh ở vị trí thứ 21 trong danh sách 50 công ty nổi bật của CNBC trong năm nay nhờ những nỗ lực trong việc thay đổi ngành công nghiệp và thực phẩm. Công ty đã huy động được 300 triệu USD và hiện được định giá là 1,2 tỷ USD. 

Thịt nuôi cấy được tạo ra bằng cách đưa các tế bào gốc từ mỡ hoặc cơ của động vật vào môi trường nuôi cấy tế bào, cho phép chúng phát triển. Sau đó, chúng sẽ được đưa vào lò phản ứng sinh học để hỗ trợ sự phát triển của tế bào. Ông Tetrick đã so sánh qúa trình này tương tự với việc sản xuất bia, với sản phẩm kết quả rất khác biệt với nguyên liệu ban đầu. 

Eat Just đã cố gắng để đạt được sự chấp thuận từ Cơ quan Thực phẩm Singapore trong khoảng 2 năm qua. Để làm được như vậy, công ty đã phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với các loại thực phẩm mới và chứng minh một quy trình sản xuất nhất quán cho gà nuôi cấy tế bào. Các cuộc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm nhằm xác định rằng những thực phẩm này cũng đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn cho thịt gia cầm. 

Sản phẩm của Eat Just có hàm lượng đạm cao và thành phần axit amin đa dạng, không chứa kháng sinh và có hàm lượng vi sinh vật như salmonella và E.coli rất thấp. 

Hiện Eat Just đang trải qua các quy trình kiểm tra và đánh giá khác để thịt nuôi cấy được chấp thuận ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo ông Tetrick, điều khiến Singapore trở nên khác biệt với nhiều quốc gia khác trên thế giới chính là góc nhìn. Họ có quan điểm rất tích cực, đó chính là “hướng tới tương lai một cách nghiêm túc”. Viện Thực phẩm Good Foood, cơ quan ủng hộ các loại protein thay thế, cho biết họ đã họp với các quan chức chính phủ để thảo luận về thịt nuôi cấy trong hơn 3 năm. 

Tuy nhiên, bên cạnh sự chấp thuận của cơ quan quản lý, chi phí sản xuất cao cũng là một trong những rào cản chính đối với ngành công nghiệp này. Do vậy, công ty vẫn còn một con đường rất xa để có thể đưa sản phẩm của mình tới từng hộ gia đình Singapore. Trước mắt, các sản phẩm thịt nuôi cấy này sẽ được ra mắt tại một nhà hàng duy nhất tại địa phương. “Chúng tôi sẽ bắt đầu với một nhà hàng và sau đó mở rộng quy mô lên 5,10,15 vào cuối cùng là bán lẻ. Cơ sở hạ tầng để thực hiện điều đó chủ yếu là các lò phản ứng sinh học.”

Công ty cũng đang có kế hoạch vận động để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm. Họ sẽ công khai minh bạch cách Eat Just sản xuất thịt nuôi cấy và so sánh chúng với quy trình sản xuất thịt thông thường. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…