Bộ Nông nghiệp Mỹ: Thịt lợn ở Mỹ cũng đang dư thừa

Quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, không chỉ nông dân Việt Nam điêu đứng vì lợn, thịt lợn Mỹ cũng đang trong trình trạng dư thừa.
Bộ Nông nghiệp Mỹ: Thịt lợn ở Mỹ cũng đang dư thừa

Ông Chris Thompson, quan chức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, không chỉ nông dân Việt Nam điêu đứng vì lợn, mà thịt lợn Mỹ cũng đang trong trình trạng dư thừa.

Trao đổi với phóng viên VOV bên lề Phiên thảo luận về giấy chứng nhận xuất khẩu sáng 10/5 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2), ông Chris Thompson cho rằng, cung vượt quá cầu khiến thịt lợn trở nên ế ẩm. Ở Mỹ, hiện lượng thịt lợn tồn kho ở mức khá lớn.

Theo thông tin từ Cơ quan thống kê nông nghiệp quốc gia (NASS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến ngày 1/3/2017, có khoảng 71 triệu con lợn trong các trang trại ở Mỹ, tăng 4% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Ông Chris Thompson cho hay, ở Mỹ, cơ sở hạ tầng phát triển và quy mô nền kinh tế lớn, hầu hết mọi người tự lựa chọn ngành nghề, trong đó có nghề chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi quy mô lớn, thường là các trang trại lớn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao và giúp giảm chi phí. Đây cũng là lý do tại sao thịt gà, thịt lợn ở Mỹ có giá rẻ hơn các thị trường khác.

Đề cập vấn đề "giải cứu" thịt lợn, quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ lưu ý tới cán cân cung - cầu và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Để có thể tiêu thụ được sản phẩm thịt lợn, trước hết sản phẩm đó phải đảm bảo an toàn thực phẩm, nếu muốn xuất khẩu thì phải có giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, ông Chris Thompson nhấn mạnh.

Theo Vov.vn

vov.vn/kinh-te/thit-lon-o-my-cung-dang-du-thua-622 http://vov.vn/kinh-te/thit-lon-o-my-cung-dang-du-thua-622687.vov

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...