Chứng khoán châu Á mất điểm do lo ngại Trung Quốc tái áp dụng các biện pháp hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt

Tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc làm gia tăng lo ngại rằng Bắc Kinh có thể áp đặt lại các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng tới chứng khoán châu Á.

chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á đã giữ thế phòng thủ vào 22/11 với chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương MSCI bên ngoài Nhật Bản giảm 0,25% trong đầu giao dịch, trong khi điểm chuẩn của Trung Quốc mất 0,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,31%.

Chỉ số Nikkei trung bình chuẩn của Nhật Bản tăng 0,78% vào phiên giao dịch mở cửa, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng nhẹ 0,55%.

Theo ông Redmond Wong, chiến lược gia thị trường cho Greater China tại Saxo Markets ở Hồng Kông, cho biết: “Tình hình dịch bệnh Covid-19 của Trung Quốc thực sự là mối lo ngại lớn đối với giao dịch ở châu Á.”

Bắc Kinh hôm 21/11 đã cảnh báo rằng họ đang phải đối mặt với thời điểm nghiêm trọng nhất của đại dịch, khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng Trung Quốc có thể buộc phải tiếp tục các biện pháp hạn chế đại dịch nghiêm ngặt và ban hành lệnh phong toả toàn quốc. 

Ông Wong nhấn mạnh, khi các trường hợp Covid-19 gia tăng trở tại các thành phố sản xuất có thể khiến sự gián đoạn chuỗi cung ứng ngày càng tồi tệ hơn.

Đồng USD đã giảm mạnh trong khi giá dầu chững lại sau khi tăng nhẹ vào đầu phiên giao dịch ở châu Á, chỉ một ngày sau khi Ả Rập Xê Út bác bỏ thông tin rằng nước này đang thảo luận về việc tăng nguồn cung dầu với OPEC và các đồng minh. 

Vàng giao ngay được giao dịch ở mức 1.738,39 USD/ounce.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...