Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại sau tuần tệ nhất từ đầu năm

Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm trong phiên ngày 27/2, một phần nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc giảm…
chứng khoán Mỹ

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 72,17 điểm, tương đương 0,22%, lên 32.889,09 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 12,2 điểm, tương đương 0,31%, lên 3.982,24 điểm và Nasdaq Composite tăng 72,04 điểm, tương đương 0,63%, lên 11.466,98 điểm. 

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 3,93% vào cùng ngày. 

Ở diễn biến cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu Seagen Inc. tăng vọt sau khi một báo cáo từ The Wall Street Journal cho biết Pfizer đang đàm phán để mua lại công ty sản xuất thuốc điều trị ung thư này trong một thương vụ trị giá hàng tỷ USD.

Cổ phiếu của Berkshire Hathaway Inc. cũng tăng điểm khi Giám đốc điều hành Warren Buffett công bố bức thư gửi tới cổ đông hàng năm. Trong đó, bức thư giúp cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về quan điểm của vị tỷ phú đầu tư đối với việc mua lại cổ phần, thuế, kế toán doanh nghiệp và cảm giác lạc quan của ông về nền kinh tế.

Tesla cũng đã đánh dấu mức tăng 5,46% sau khi nhà sản xuất ô tô điện cho biết nhà máy của họ ở Brandenburg, Berlin đang sản xuất 4.000 ô tô mỗi tuần, vượt qua mức dự kiến trước đó. 

S&P 500 ghi nhận 4 mức cao mới trong 52 tuần và 8 mức thấp mới; Nasdaq Composite ghi nhận 71 mức cao mới và 102 mức thấp mới.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ là 9,89 tỷ cổ phiếu, so với mức trung bình 10,72 tỷ cho cả phiên trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Vào tuần trước, chỉ số Dow Jones đã chứng kiến mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 9, trong khi đó cả S&P 500 và Nasdaq đều ghi nhận kết quả hàng tuần thấp nhất kể từ tháng 12. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới diễn biến ảm đạm này là do dữ liệu kinh tế và nhận xét từ các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm gia tăng lo ngại về việc thắt chặt chính sách. 

"Sau tuần tồi tệ nhất trong năm, một chút sắc xanh vào thứ Hai này là rất đáng hoan nghênh. Nhưng thực tế là những người tham gia thị trường đang cố gắng để dự đoán bước đi tiếp theo của Fed. Điều đó dẫn đến sự không chắc chắn và chúng tôi thấy rằng một khi đã có sự không chắc chắn, thì rất dễ xảy ra tình trạng bán tháo và biến động,” ông Ryan Detrick, giám đốc chiến lược thị trường tại Carson Group nhận xét. 

Các nhà kinh tế tại các ngân hàng Barclays và NatWest có trụ sở tại Vương quốc Anh đều tin rằng Fed có thể tăng tốc độ tăng lãi suất vào tháng 3 với mức 0,5 điểm phần trăm. Trong khi đó, ngân hàng Morgan Stanley cho biết họ không còn thấy hy vọng Fed cắt giảm trong năm nay và dự đoán lãi suất để đạt mức đỉnh 5,4% vào tháng 9. 

Về mặt dữ liệu kinh tế, thước đo lạm phát được yêu của Fed, chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 1 – không bao gồm các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ bay hơi – đã tăng 0,6% so với tháng 12 và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Thương mại Mỹ cũng báo cáo chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng 1,8% trong tháng trước so với cuối năm 2022, mức tăng lớn nhất trong gần hai năm. 

Bên cạnh đó, các đơn đặt hàng mới cho hàng tiêu dùng chậm (đồ điện tử gia dụng, hàng may mặc, đồ xa xỉ...) trong tháng 1 đã giảm xuống 4,5%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020, Cục điều tra dân số đưa tin. Sự sụt giảm rõ rệt hơn so với ước tính của các nhà kinh tế là 4,0%.

Lydia Boussour, chuyên gia kinh tế cấp cao của EY Parthenon phân tích: "Lĩnh vực sản xuất sẽ vẫn chịu áp lực trong những tháng tới, nhưng chi tiết trong báo cáo về các đơn đặt hàng hàng tiêu dùng chậm mới cho thấy hoạt động của nhà máy đang tốt hơn so với con số chính đề ra.”

Trong khi đó, chỉ số doanh số nhà chờ bán của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ đã tăng 8,1% lên 82,5 điểm trong tháng 1, cao hơn nhiều so với mức tăng dự kiến 1% của các nhà kinh tế Bloomberg. Tuy nhiên, trên cơ sở hàng năm, chỉ số này đã giảm gần 24%.

"Sự gia tăng trong chỉ số doanh số nhà chờ bán xác nhận rằng thị trường nhà ở Hoa Kỳ đã được cải thiện, hay nói đúng hơn là ổn định phần nào trong vài tháng qua do lãi suất thế chấp thấp", nhà kinh tế trưởng của Raymond James, Eugenio Aleman, viết trong một bình luận với Yahoo Finance. “Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất thế chấp gần đây có thể sớm gây thêm khó khăn cho thị trường trong tương lai.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…