Chứng khoán Mỹ thấp thỏm chờ báo cáo lạm phát trong phiên giao dịch đầu tuần

Chứng khoán Mỹ kết thúc ngày thứ Hai (8/5) với kết quả hỗn hợp khi các nhà đầu tư chuẩn bị chuyển sự tập trung sang các báo cáo lạm phát mới trong tuần này...
chứng khoán Mỹ

Sau một đợt phục hồi mạnh mẽ trong tuần trước, chứng khoán Mỹ đã gần như đứng yên vào ngày đầu tuần (8/5) khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát mới cũng như kết quả cuộc họp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về trần nợ.

Theo dữ liệu sơ bộ, chỉ số Dow Jones giảm 53,96 điểm, tương đương 0,16%, xuống 33.620,42 điểm. S&P 500 tăng 1,85 điểm, tương đương 0,04%, kết thúc ở mức 4.137,90 điểm, trong khi Nasdaq Composite tăng 19,31 điểm, tương đương 0,16%, lên 12.254,72 điểm. 

Trong phần lớn thời gian của ngày, các cổ phiếu chật vật tìm hướng đi trong bối cảnh báo cáo thu nhập từ Tyson Foods và Catalent đáng thất vọng và sự phục hồi ngắn ngủi của các ngân hàng khu vực.

Cổ phiếu của Catalent Inc đã sụt giảm khi nhà sản xuất thuốc theo hợp đồng này có doanh thu và lợi nhuận cốt lõi thấp hơn vào năm 2023, trong khi Tyson Foods chịu khoản lỗ quý hai bất ngờ và cắt giảm dự báo doanh thu hàng năm.

Cổ phiếu của các tổ chức cho vay trong khu vực đã mất đi đà phục hồi vào giữa trưa, với chỉ số Ngân hàng khu vực KBW giảm 2% sau khi công bố hiệu suất một ngày tốt nhất trong bảy tuần vào ngày giao dịch trước đó (5/5).

Xu hướng tăng giá của các cổ phiếu ngân hàng khu vực chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, với PacWest Bancorp giảm bớt mức tăng 30% trước đó trong phiên khi tổ chức cho vay cắt giảm mạnh cổ tức hàng quý để tăng vốn. Cổ phiếu PacWest Bancorp kết thúc ngày với mức tăng nhẹ chỉ 4%. 

Ở một diễn biến khác, thị trường tiếp tục phản ứng với cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway diễn ra vào cuối tuần trước. Cổ phiếu Berkshire Hathaway tăng cao hơn khoảng 1% trong khi cổ phiếu Occidental Petroleum giảm 2% sau khi Warren Buffett cho biết Berkshire sẽ không mua cổ phần kiểm soát của công ty dầu mỏ có trụ sở tại Houston này. 

Cổ phiếu Zscaler tăng vọt hơn 20% khi công ty an ninh mạng tăng doanh thu cho quý kết thúc vào tháng 4. 

Trong tuần này, trọng tâm chú ý sẽ là báo cáo lạm phát của Bộ Lao động Mỹ vào 10/5, dự kiến cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tăng 0,4% trong tháng 4 sau khi tăng 0,1% trong tháng 3. Giá sản xuất, đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và dữ liệu tâm lý người tiêu dùng đều sẽ lần lượt được công bố sau đó. 

Các dữ liệu kinh tế mới sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá liệu chu kỳ thắt chính sách mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - bao gồm cả đợt tăng 0,25 điểm phần trăm gần đây nhất vào tuần trước - có giúp giảm lạm phát hay không. 

“Nhiều ý kiến cho rằng lạm phát sẽ vẫn cao hơn trong thời gian dài và chúng ta đang tiến vào suy thoái", Michael James, giám đốc điều hành giao dịch chứng khoán tại Wedbush Securities lưu ý.

Trần nợ của Mỹ cũng sẽ là tâm điểm trong tuần này sau khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết nước này có thể đối mặt với tình trạng vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 1/6. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gặp gỡ Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và các nhà lãnh đạo khác của Quốc hội để thảo luận về các giải pháp vào 9/5.. Trong lịch sử, sự không chắc chắn xung quanh trần nợ đã nhiều lần đè nặng áp lực lên thị trường chứng khoán. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…