Cổ phiếu SMIC tại Hồng Kông lao đốc sau khi Hoa Kỳ thắt chặn các hạn chế xuất khẩu

Cổ phiếu SMIC trượt giảm sau khi có báo cáo cho rằng Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế đối với nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc này.
Cổ phiếu SMIC tại Hồng Kông lao đốc sau khi Hoa Kỳ thắt chặn các hạn chế xuất khẩu

Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của nhà sản xuất chip Trung Quốc SMIC đã mất điểm trong phiên giao dịch sáng nay sau khi có báo cáo cho rằng Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu của công ty vì rủi ro liên quan đến quân sự. 

Cổ phiếu SMIC giảm 5,81% tính đến thời điểm trưa hôm nay (28/9). 

Trong khi đó, cổ phiếu của China Evergrande Group tại Hồng Kông tăng vọt gần 12%, nhờ vào tuyên bố của công ty cho biết “hoạt động của họ vẫn ổn định là lành mạnh cùng với điều kiện tài chính ổn định”. Cổ phiếu Evergrande trước đó đã chứng kiến sự lao dốc bất ngờ vào cuối tuần trước sau một loạt báo cáo trích dẫn từ tài liệu bị rò rỉ cho thấy nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ của chính phủ để thông qua kế hoạch tái cơ cấu, cảnh bảo về một cuộc khủng hoảng tiền mặt sắp xảy ra. 

Nhìn chung, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,74% trong đó cổ phiếu của Xiaomi tăng hơn 2%. 

Bên cạnh đó, chứng khoán tại Trung Quốc đại lục có phần tụt hậu, với Shanghai composite giảm 0,22% và Shenzhen component mất 0,429%. 

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 19,1% trong tháng 8, theo báo cáo của Cục Thống kê Trung Quốc. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc đang được các nhà đầu tư theo dõi để dự đoán các dấu hiệu phục hồi tiếp theo của quốc gia tỷ dân hậu đại dịch Covid-19. 

Tại các thị trường khác ở châu Á, Nikkei 225 và Topix của Nhật Bản lần lượt tăng 0,56% và 0,57%. Kospi Hàn Quốc tăng 1,47% với cổ phiếu ngành giải trí tăng vọt nhờ vào mức định giá IPO dự kiến cao nhất phạm vi của công ty giải trí đình đám Big Hit Entertainment. 

Trong khi đó, tình hình xung quanh đại dịch Covid-19 ở những nơi khác đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Châu Âu hiện đang phải đối mẳ với viễn cảnh suy thoái kép khi vừa phải vật lộn với làn sóng nhiễm bệnh thứ hai. Tại Hoa Kỳ, số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày đã tăng lên 1.000 ca ở bang New York - lần đầu tiên các ca nhiễm mới vượt mốc 1.000 người kể từ đầu tháng Sáu. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...