Công nghiệp xe điện thế giới nằm trong tay một doanh nghiệp Trung Quốc?

Nói theo cách của người Trung Quốc thì ông lớn pin điện ấy không cần đến Ford, Tesla, hay BMW mà chính những tên tuổi trong ngành công nghiệp ô tô ấy mới là những người cần, thậm chí có phần phụ thuộc vào gã khổng lồ Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh xe điện...

Những tin tức về việc Contemporary Amperex Technology Group (CATL), "đánh chiếm" thị trường Mỹ với tư cách là đối tác của Ford và Tesla đã gây chú ý. Việc ngày càng nhiều ôm trùm ô tô chuyển sang bắt tay với một công ty Trung Quốc đặt ra một câu hỏi lớn: Làm thế nào mà một doanh nghiệp duy nhất có thể định vị mình như một bánh răng quan trọng như vậy trong ngành công nghiệp ô tô, tới mức mà thế giới phụ thuộc vào họ?

Chiến thuật tinh khôn

Mặc khó chấp nhận thực tế, nhưng sức mạnh của CATL không chỉ đến từ quy mô. Pin của họ hiên đang có trong các mẫu xe của Teslas, Mercedes, Ford và nhiều loại xe điện khác. Doanh nghiệp có trụ sở tại Phúc Kiến này đã âm thầm xây dựng một đế chế riêng của mình bằng một chiến thuật hết sức khôn ngoan: Xây dựng các mối quan hệ đối tác có mục tiêu và khai thác các thị trường khả thi để sản xuất với giá thấp đến mức đối thủ "nhìn đã nản".

Cách mà CATL mở rộng quy mô sản phẩm và cơ sở sản xuất được thực thi theo công thức: Cấp phép sử dụng cho các bằng độc quyền sáng chế và nhận lại cổ phần từ các doanh nghiệp. Kể cả khi hoàn toàn đủ tiềm lực để xây dựng các nhà máy khổng lồ và đầu tư vào các mỏ nguyên liệu thô nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, CATL vẫn kiên trì với chiến thuật mở rộng chuỗi giá trị và hỗ trợ các công ty EV nhỏ.

Chiến lược này đã biến CATL thành một đế chế rộng lớn toàn cầu gồm các đối tác và nhà máy đã khiến gã khổng lồ Trung Quốc gần như không thể thiếu đối với ngành công nghiệp xe điện toàn cầu. Năm ngoái, doanh thu ở nước ngoài đã tăng 176% và chiếm gần một phần tư doanh số bán hàng của hãng.

CATL hiện đang sở hữu hơn 1/3 thị phần ắc quy xe điện trên thế giới.

Tại Nhật Bản, CATL đã liên kết với Daihatsu Motor Co., công ty con sản xuất ô tô cỡ nhỏ của Toyota Motor Co., để cung cấp pin EV. Tại Indonesia, họ đã đầu tư gần 6 tỷ USD vào các công ty khai thác niken thuộc sở hữu nhà nước, một nguyên liệu thô quan trọng cho pin điện trước khi Tesla và Ford cũng đổ xô đến đó. Tại Thái Lan, nơi xe điện đang bị tụt hậu, CATL đang cấp phép công nghệ độc quyền cho Arun Plus Co., một công ty con của PTT Pcl - Tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước đang đẩy mạnh xe điện. Họ cũng hợp tác với Hon Hai Precision Industry Co., (Một công ty của Foxconn tại đây), và cam kết đâu tư 1 tỷ USD cho việc xây dựng một nhà máy mới. Tại Bolivia, công ty Trung Quốc đang tham gia vào việc khảo sát và lên kế hoạch khai thác trữ lượng lithium đầy tiềm năng.

công nghiệp xe điện
CATL chiếm thị phần hơn gấp đôi đối thủ ngay sau là LG và BYD (37% so với 13.6%)

Các dự án quốc tế đầy tham vọng của CATL cũng vướn sang cả châu Âu, nơi việc thắt chặt các quy định về khi thải đã thúc đẩy việc áp dụng xe điện và triển vọng lớn cho các sản phẩm lưu trữ năng lượng. Họ có các nhà máy ở Hungary và Đức. Hàng trăm người đang được thuê để làm việc tại các nhà máy này, tạo ra thế mạnh cho sự hiện diện của CATL tại các quốc gia đó.

Mặc dù không phải là một ưu tiên, nhưng Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài chiến lược ấy. Năm 2020, CATL đã mua một cơ sở ở Glasgow, Kentucky, đầu tư gần 100 triệu USD trước khi Đạo luật giảm lạm phát của Hoa Kỳ ra mắt, thúc đẩy sự bùng nổ của nhà máy sản xuất pin, với kế hoạch thuê khoảng 350 công nhân. Gần một phần ba số vốn này đủ tiêu chuẩn theo chương trình Đầu tư Kinh doanh Kentucky. Hai năm trước, công ty đã mở một chi nhánh bán hàng ở Detroit, chi nhánh đầu tiên ở Bắc Mỹ. Và mới đây nhất là việc trở thành đối tác của Ford trong kế hoạch sử dụng công nghệ ắc quy của CATL cho siêu nhà máy trị giá 3,5 tỷ USD tại bang Michigan. Hãng xe này đang có dự định dùng ắc quy LFP giá rẻ hơn, vốn là lĩnh vực của CATL, cho 2 dòng ô tô điện mới của Ford.

Độc quyền sáng chế, trỗi dậy đế chế

Thành lập năm 1999 với sản phẩm ban đầu là pin giá rẻ cho điện thoại di động, sự trỗi dậy của CATL được cho là có sự hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc.  Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tại Mỹ cáo buộc CATL phát triển được như vậy là nhờ sự hỗ trợ và thiên vị của chính quyền Bắc Kinh. Số liệu của CSIS cho thấy Trung Quốc đã chi đến 60 tỷ USD trong khoảng 2009-2017 cho ngành xe điện. Con số này tăng thêm 66 tỷ USD trong khoảng 2018-2021.

Hiện quy mô của CATL đã lớn đến mức chẳng đối thủ nào, kể cả hãng xe điện lớn nhất thế giới BYD, có thể đe dọa nổi. 

Nghiên cứu của Bernstein cho thấy chi phí sản xuất ắc quy của Trung Quốc sẽ giảm từ 60 triệu USD/GWH hiện nay xuống còn 50 triệu USD/GWH trong những năm tới. Con số này thấp hơn rất nhiều so với 120 triệu USD/GWH của các nhà máy ắc quy tại Châu Âu và mức 78 triệu USD/GWH bình quân trên toàn cầu trong 10 năm tới. 

Những sản phẩm ắc quy Lithium của CATL cũng rẻ hơn nhiều so với những ắc quy giàu Nikel đến từ các đối thủ Hàn Quốc như LG, SK hay Samsung.

Nhưng thực tế cho thấy, kể cả có nhận được miếng bánh trong sự hỗ trợ từ nhà nước ấy, thì CATL cũng không thể trở thành một đế chế lớn như vậy. Vì thực tế là, các công ty khác cũng đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ ấy.

công nghiệp xe điện
Robin Zeng sinh vào tháng 3 năm 1968 tại Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến. Ông từng học tại Học viện Khoa học Trung Quốc, lấy bằng Tiến sĩ của Viện Vật lý. Robin Zeng thành lập công ty Amperex Technology Limited vào năm 1999, chuyên sản xuất pin sạc lithium-ion. Ông tiếp tục là người quản lý của công ty sau khi nó được mua lại bởi công ty Nhật Bản TDK vào năm 2005, thành lập một doanh nghiệp mới, công ty Contemporary Amperex Technology Co. Limited, vào năm 2012.

Mỗi nhà máy mà CATL xây dựng giờ đây có chi phí thấp hơn, đồng thời nguồn cung cấp nguyên liệu thô và linh kiện được đảm bảo hiệu quả trong khi CATL vẫn nắm chắc các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Công suất sản xuất pin ước tính sẽ tăng lên 800 GWH vào cuối năm sau, tăng hơn gấp đôi vào cuối năm 2022. Trong khi họ chỉ phải chi hơn 48 tỷ nhân dân tệ (6,97 tỷ USD) để đạt được mục tiêu ấy, thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ trong và ngoài nước. Bí quyết nằm ở hơn 5.500 bằng sáng chế trong nước và 1.065 bằng sáng chế quốc tế trong lĩnh vực sản xuất pin điện và các thiết bị lưu trữ điện năng.

Trước lo ngại về việc liệu "lớn quá nhanh" của CATL có khiến nó chung số phận với những ông lớn khác như Alibaba, các chuyên gia cho rằng CATL vẫn đang đi đúng hướng. Khi mà sự lớn mạnh của cặp đôi: Gã khổng lồ về sản xuất xe ô tô - BYD và ông trùm số 1 về pin điện sẽ giúp Trung Quốc có một con bài quan trọng trong mối quan hệ của nước này với Mỹ.

Xem thêm

Thị trường xe điện Việt Nam: Xe giá rẻ lên ngôi?

Thị trường xe điện Việt Nam: Xe giá rẻ lên ngôi?

Thị trường xe ô tô điện (xe điện) của Việt Nam là rất tiềm năng, và cuộc chơi cũng bắt đầu sôi động khi hàng loạt hãng xe – nhất là từ Trung Quốc – có ý định "đánh chiếm" thị trường này.
Cựu chuyên gia Tesla: “VinFast là một hình mẫu trong cuộc cách mạng xe điện thế giới”

Cựu chuyên gia Tesla: “VinFast là một hình mẫu trong cuộc cách mạng xe điện thế giới”

“VinFast là một hình mẫu trong cuộc cách mạng xe điện thế giới. Các nhà sản xuất Nhật Bản đang dần bị bỏ lại phía sau cuộc đua xe điện” - đó là đánh giá của Bart Chigusa, cựu chuyên gia Tesla và là một nhà tư vấn chiến lược kinh doanh có tiếng ở Nhật Bản, về thương hiệu ô tô điện Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…