CPI Mỹ hạ nhiệt nhưng lạm phát cơ bản vẫn còn "quá nóng"

Giá tiêu dùng của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 3 do chi phí xăng dầu giảm, nhưng giá thuê nhà cao liên tục cho áp lực lạm phát vẫn còn…
lạm phát cơ bản

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,1% trong tháng trước sau mức tăng 0,4% trong tháng 2. Giá xăng được tính giảm 4,6% nhưng dự kiến ​​sẽ tăng trở lại sau khi Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất dầu OPEC+ khác tuyên bố cắt giảm thêm sản lượng dầu bắt đầu từ tháng 5.

Giá thực phẩm tại Mỹ gần như không thay đổi, ở mức yếu nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Giá thực phẩm tiêu thụ tại nhà giảm 0,3%, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2020. Giá trứng giảm 10,9%. Thịt, trái cây và rau cũng rẻ hơn.

Tuy nhiên, giá ngũ cốc và các sản phẩm bánh mì cũng như đồ uống không cồn đều tăng so với năm ngoái.

CPI hàng năm đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6, đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11 năm 1981. CPI đang giảm dần khi giá năng lượng tăng đột biến vào năm ngoái sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Trong 12 tháng tính đến tháng 3, CPI của Mỹ đã tăng 5,0%, mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ tháng 5 năm 2021. CPI đã tăng 6,0% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Hai.

Trước đó, theo khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế đã dự báo CPI tăng 0,2% trong tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu lạm phát được đưa ra sau báo cáo việc làm vào thứ Sáu tuần trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm ổn định trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5%, nhưng mức tăng lương vẫn ở mức vừa phải.

Với sự giảm bớt căng thẳng trên thị trường tài chính sau sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực vào tháng trước, các nhà kinh tế kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 5 trước khi tạm dừng chiến dịch thắt chặt tiền tệ vào tháng 6.

Tuy vậy, lạm phát toàn phần vẫn cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% của Fed. Nếu loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, CPI đã tăng 0,4% trong tháng trước sau khi tăng 0,5% trong tháng 2/2023.

Cùng với đó, theo tính toán của các nhà kinh tế, giá các dịch vụ cốt lõi không tính nhà ở tăng 0,4% sau khi tăng 0,5% trong tháng Hai. Các mức giá này đang được các nhà hoạch định chính sách theo dõi để đánh giá tiến độ của họ trong việc chế ngự lạm phát.

Ryan Sweet, nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics, cho biết: “Chúng tôi dự đoán lạm phát sẽ dần hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao trong thời gian còn lại của năm nay. Do đó,Fed có khả năng sẽ giữ lãi suất cao trong suốt thời gian còn lại của năm 2023, trái ngược với kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...