"Cuộc chiến" Mỹ-Trung: Thương mại giảm nhiệt, công nghệ vẫn căng

Thị trường toàn cầu đón nhận những dấu hiệu tích cực từ thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhưng một yếu tố trọng tâm của cuộc chiến - tranh chấp công nghệ - vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro.
"Cuộc chiến" Mỹ-Trung: Thương mại giảm nhiệt, công nghệ vẫn căng

Thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại hy vọng giảm bớt rủi ro thương mại gây tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn còn 1 yếu tố chưa thể dự đoán được: những hạn chế về công nghệ mà Hoa Kỳ sẽ áp đặt đối với Trung Quốc trong tương lai. 

Theo đánh giá của nhà kinh tế trưởng Shaun Roache của S&P Global Ratings, ông cho biết vẫn có thể thấy một số động thái của Hoa Kỳ đối với các vấn đề phi thuế quan, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, và điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn, lo ngại hơn trong năm tới. 

Ông Roache cũng cho biết những hạn chế có thể là kiểm soát xuất khẩu, cụ thể đối với một số lĩnh vực nhất định và hạn chế khả năng đầu tư ra nước ngoài cũng như tiếp cận công nghệ của các công ty Trung Quốc. Những biện pháp này sẽ khiến Trung Quốc khó có thể phát triển chuỗi cung ứng công nghệ của riêng mình. 

Bắc Kinh và Washington đã đồng ý cho một thoả thuận tạm thời được cho là giúp thay đổi “cuộc chơi” kinh tế toàn cầu - đánh giá dựa trên mức tăng kỷ lục của thị trường chứng khoán kể từ khi thông tin được công bố. Nhưng theo ông Roache, thương mại chỉ là một phần của trận chiến. 

“Có vẻ như về mặt thuế quan, thoả thuận giai đoạn 1 đã giúp hạn chế được phần nào rủi ro nhưng một vài khía cạnh khác của trận chiến thương mại, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, lại phức tạp hơn nhiều. Nguy cơ leo thang trong tranh chấp công nghệ là cao hơn và tác động lâu dài cũng sẽ thực sự nặng nề hơn,” ông Shaun Roache nhận xét. 

Những công ty công nghệ Trung Quốc phải chịu “mắc kẹt” giữa “làn đạn” của trận chiến, khi Huawei trở thành điều kiện thương lượng của thoả thuận. CFO của Huawei hiện vẫn đang bị giam giữ tại Canada theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. 

Bên cạnh đó, một uỷ ban quản lý của Hoa Kỳ đã liên lạc với ByteDance - công ty công nghệ Trung Quốc vì lo ngại thương vụ mua lại ứng dụng Musical.ly của ByteDance có thể dẫn đến rủi ro an ninh quốc gia. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…