Cuộc đua công nghệ 5G: Hoa Kỳ và Ba Lan hợp tác

Thoả thuận hợp tác giữa Hoa Kỳ và Ba Lan được cho là động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc và Huawei.
Cuộc đua công nghệ 5G: Hoa Kỳ và Ba Lan hợp tác

Phó TT Mike Pence đã đặt bút ký một thoả thuận hợp tác làm việc trên cơ sở phát triển công nghệ 5G với đối tác công nghệ mới nhất - Ba Lan. Đây là một động thái mới nhất của Washington trong nỗ lực loại trừ Trung Quốc khỏi cuộc đua mạng 5G tại thời điểm mà Huawei Technologies được coi là công ty lớn nhất thế giới có thể xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ 5G.

Hoa Kỳ vẫn bày tỏ những quan ngại về Huawei đối với vấn đề bảo mật cũng như quyền truy cập của Trung Quốc vào thông tin liên lạc của Hoa Kỳ. Thoả thuận với Ba Lan sẽ giúp giải quyết các lo ngại này, bằng cách “bảo vệ mạng truyền thông thế hệ tiếp theo khỏi sự thao túng và gián đoạn, đảm bảo quyền riêng tư và tự do cá nhân của công dân hai nước.”

Như một số lưu ý từ Reuters, Huawei vốn có sự hiện diện khá mạnh mẽ tại Ba Lan. Nhưng vào tháng 1 đầu năm nay, các nhà chức trách Ba Lan đã bắt giữ một nhân viên người Trung Quốc của Huawei và một cựu quan chức an ninh Ba Lan liên quan đến cáo buộc gián điệp. Huawei đã phủ nhận cáo buộc.

Hoa Kỳ nhiều lần đã kêu gọi các nước không sử dụng công nghệ mạng 5G từ Huawei. Huawei phủ nhận cáo buộc của Mỹ và phản đối việc bị đưa vào “danh sách đen” thương mại. Trong một bình luận hồi đầu năm, Liên Hiệp Quốc nói rằng những lo ngại của Hoa Kỳ đối với thiết bị của Huawei là có động cơ chính trị.

Phó TT Mike Pence cho biết trong cuộc họp báo, ông hy vọng thoả thuận này sẽ tạo tiền đề cho châu Âu tiếp nối, “trong một câu hỏi mở rộng về 5G”. Rất có thể sẽ có thêm nhiều quốc gia khác giữ lập trường cảnh giác tương tự đối với thiết bị mạng 5G từ các nhà cung cấp nước ngoài.

(Lược dịch) 

Nguồn: Fox Business, Engadget

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...