Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nhận án 15 năm tù

Hôm nay, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nhận án 15 năm tù giam cho tội tham nhũng và các tội danh khác, khiến ông Lee trở thành cựu tổng thống thứ 4 trong lịch sử nước này bị phạt tù vì vi phạm
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nhận án 15 năm tù

Theo cáo trạng, ông Lee đã nhận khoảng 10 triệu USD từ các quỹ phi pháp của nhiều công ty như tập đoàn Samsung và một cơ quan tình báo của chính ông Lee.

Về phần mình, ông Lee đã bị phủ nhận mọi cáo buộc và xem cuộc điều tra này mang động cơ chính trị.

Sinh năm 1941, ông Lee Myung-bak làm việc tại Công ty Huyndai từ năm 1965 và sau đó trở thành Giám đốc điều hành trẻ nhất của công ty này ở tuổi 36.

Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu vào năm 1992, trước khi đắc cử chức Thị trưởng Seoul 8 năm sau đó.

Năm 2008, ông Lee Myung-bak trở thành Tổng thống Hàn Quốc thứ 10 và đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng thống thứ 17 của quốc gia này, đồng thời cũng là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên xuất thân từ giới kinh doanh.

Khi nắm giữ quyền lực tại Nhà Xanh, ông Lee Myung-bak đã có đóng góp to lớn trong việc đưa Hàn Quốc bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Chính phủ của ông Lee gặp phải sóng gió lớn vào năm 2012 sau khi anh trai ông là cựu Nghị sĩ đảng Đại Dân tộc Lee Sang-deuk cùng hai nhân vật thân cận khác là Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc Choi See-joong và nguyên Thứ trưởng Bộ Kiến thức Kinh tế Park Young-joon bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...