Đại dịch chưa kết thúc, “cơn sốt” xe sang của giới siêu giàu đã quay trở lại

Đà phục hồi của kinh tế sau đại dịch đang thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà sản xuất xe cao cấp lên mức cao kỷ lục, với sự bùng nổ trong đơn đặt hàng của Lamborghini, Ferrari và Rolls-Royce.

Chuyên gia Felipe Munoz thuộc công ty nghiên cứu thị trường Jato Dynamics cho biết, trong năm 2020, doanh số bán hàng của các nhà sản xuất xe sang đã giảm "hai con số" khi những người giàu có tạm hoãn việc mua xe do các quy định hạn chế đi lại. Tuy nhiên, trong quý IV/2020, doanh số đã bắt đầu phục hồi một cách đáng chú ý. 

Nhà phân tích Guillaume Crunelle của Deloitte nhận định thị trường xe sang vẫn có những quy tắc và đối tượng khách hàng riêng, đặc biệt là khi hành vi mua xe thường liên quan đến các tình huống cá nhân và tốc độ gia tăng tài sản hơn là xu hướng thị trường.

Trả lời phỏng vấn AFP, Giám đốc điều hành Rolls-Royce, Torsten Muller-Otvos tiết lộ, sau một năm giảm bớt chi tiêu, thì nay giới nhà giàu lại càng có nhiều tiền hơn để mua sắm. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng có ảnh hưởng đến phong cách chi tiêu và suy nghĩ của khách hàng, khi họ thấy rằngcuộc sống có thể dễ dàng kết thúc vào ngày mai và bây giờ là lúc nên tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái nhất. 

Rolls-Royce lập kỷ lục doanh số trong quý I/2021.
Rolls-Royce lập kỷ lục doanh số trong quý I/2021.

Rolls-Royce đã ghi nhận quý kinh doanh kỷ lục vào đầu năm 2021, nhờ doanh số bán mẫu New Ghost và mẫu SUV Cullinan trị giá 430.000 USD - mẫu xe đắt nhất trên thị trường. Ông Muller-Otvos cho biết số lượng xe sản xuất cho năm nay đều đã được đặt hết.

Hiện châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là những thị trường vững chắc cho các thương hiệu cao cấp, song Trung Quốc lại là thị trường với phần lớn đà tăng trưởng, khi xe sang được coi là một tài sản thể hiện địa vị. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...