Đại dịch Covid-19 chính thức lây lan đến châu lục cuối cùng trên trái đất

Ngày 21/12, 36 ca xác nhận dương tính với Covid-19 được phát hiện ở Nam Cực. Với sự ghi nhận các ca nhiễm mới này, đại dịch Covid-19 đã chính thức lan đến mọi châu lục trên toàn cầu.
Đại dịch Covid-19 chính thức lây lan đến châu lục cuối cùng trên trái đất

Hãng tin AFP cho biết, quân đội Chile đã xác nhận ít nhất 36 ca mắc tại Căn cứ Bernardo O’Higgins Riquelme, gồm 26 quân nhân và 10 nhà thầu dân sự tiến hành bảo trì trong ngày 21/12.

Sự bùng phát của dịch bệnh ở Nam Cực bắt nguồn từ việc vận chuyển vật tư từ tàu hải quân Sargento Aldea xuống căn cứ. Tàu hải quân xuất phát từ Chile đến Nam Cực vào ngày 27/11. Khi tàu trở lại cảng Talcahuano 3 tuần sau đó, một số thuyền viên đã có kết quả dương tính với virus.

Tuyên bố của quân đội Chile cho biết, những người mắc dịch Covid-19 đã được sơ tán đến thành phố Punta Arenas ở Chile - nơi họ được tiến hành cách ly, và đều trong tình trạng tốt.

Nam Cực được coi là lục địa biệt lập nhất trên Trái Đất, ước tính đang có khoảng 5.000 nhà khoa học và nhà nghiên cứu sống ở Nam Cực vào mùa Hè và khoảng 1.000 người sống ở Nam Cực vào mùa Đông.

Trạm nghiên cứu Bernardo O’Higgins là một trong 70 trạm nghiên cứu cố định nằm rải rác trên lục địa này.

Để ngăn đại dịch COVID-19 lây lan đến Nam Cực, tất các các dự án nghiên cứu lớn đã bị ngừng lại. Nhiều dự án hợp tác, trong đó có 5 trạm nghiên cứu của Anh cũng bị ngừng lại.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 23/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 78.320.084 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.722.393 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 55.084.684 người.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 330.384 ca tử vong trong tổng số 18.658.894 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 146.476 ca tử vong trong số 10.099.303 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 188.285 ca tử vong trong số 7.320.020 bệnh nhân.

Nguồn: AFP, Reuters

Xem thêm

TT Pháp Emmanuel Macron dương tính với Covid-19

TT Pháp Emmanuel Macron dương tính với Covid-19

TT Pháp Macron đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, dẫn đến một loạt các biện pháp truy vết và kiểm tra khẩn cấp trên khắp châu Âu sau nhiều cuộc họp giữa nhà lãnh đạo Pháp và những người đứng đầu chính phủ EU trong thời gian gần đây.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…