Vụ việc xảy ra vào lúc Đại sứ Nga Andrey Karlov đang phát biểu khai mạc triển lãm ảnh ở thủ đô Ankara.
Thùy Dung
Tối 19/12 (theo giờ địa phương), Đại sứ Liên bang Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ám sát tại một cuộc triển lãm ảnh ở thủ đô Ankara. Vụ việc đang gây chấn động trong dư luận Nga và thế giới.
Vụ việc xảy ra vào lúc Đại sứ Nga Andrey Karlov đang phát biểu khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Nước Nga qua con mắt người Thổ Nhĩ Kỳ”, được tổ chức tại một phòng triển lãm nghệ thuật ở thủ đô Ankara. Kẻ thực hiện vụ ám sát đã vào nơi diễn ra sự kiện bằng việc trình thẻ cảnh sát, đi vào góc phòng phía sau Đại sứ rồi giương súng lục bắn ông nhiều phát từ phía lưng. Một đoạn video đã quay được hình ảnh trực diện trước mặt Đại sứ Nga đang phát biểu và bị bắn gục.
Đại sứ Karlov (phải) ngay trước lúc bị ám sát.
Kẻ sát nhân sau đó tiếp tục đi lại trong phòng, giương súng về phía trước và la hét bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ với nội dung liên quan đến địa danh Aleppo, Syria. Những người tham dự triển lãm bỏ chạy tán loạn và sau đó khoảng một giờ đồng hồ kẻ sát nhân đã bị lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ bao vây và bắn hạ.
"Theo nhiều nguồn thông tin, tay súng tên là Mevlüt Mert Altıntas, sinh năm 1994, thành viên lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara. Thị trưởng Ankara cũng xác nhận tay súng này là cảnh sát.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lập tức lên tiếng: “Chúng tôi có đủ điều kiện để coi đây là một hành động khủng bố. Chúng tôi đang liên lạc với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã hứa sẽ có cuộc điều tra toàn diện kỹ lưỡng, thủ phạm sẽ bị trừng phạt. Hôm nay, vấn đề này cũng sẽ được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Hình ảnh hung thủ Mevlüt Mert Altıntas trước khi bị bắn hạ
Nhiều nước, trong đó có Pháp, Mỹ... đã lên tiếng lên án hành động này và bày tỏ lời chia buồn với Nga, với gia đình Đại sứ Karlov.
Ông Karlov năm nay 62 tuổi, là một nhà ngoại giao lão luyện, tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế Nga và đã từng là Đại sứ Nga tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ông làm Đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 7/2013.
Bên cạnh việc giữ nguyên lãi suất đúng như dự kiến, Fed còn khiến thị trường lo ngại hơn khi cảnh báo về nguy cơ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng, giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang bị phủ bóng “mây mờ” bởi chính sách thuế quan chưa rõ ràng từ chính quyền Trump…
Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…
Theo tờ Financial times, Washington sẽ cử Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đến gặp các đối tác Trung Quốc tại Thụy Sĩ để khởi động các cuộc đàm phán được cả thế giới dõi theo...
Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…
Đối mặt với thực trạng tiêu dùng nội địa dần suy yếu, Trung Quốc dường như đang có những chiến lược mang tính bước ngoặt trong một lĩnh vực bất ngờ: K-pop…
Khi xuất khẩu của Trung Quốc bị đình trệ bởi mức thuế quan 145% trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, việc làm đang gặp rủi ro. Theo Nomura, 5,7 triệu việc làm có thể mất trong ngắn hạn và 15,8 triệu việc làm trong dài hạn khi cú sốc lan rộng khắp nền kinh tế...
Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…
Tỷ phú Mỹ Warren Buffet vừa bất ngờ đưa ra tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào cuối năm nay và đề cử Phó Chủ tịch Greg Abel kế nhiệm vị trí lãnh đạo tại Berkshire Hathaway…
Nhu cầu tăng mạnh đối với bột trà xanh matcha trong thời gian gần đây đã liên tục dấy lên các lo ngại về tình trạng giá cả leo thang và thiếu hụt nguồn cung trầm trọng tại Nhật Bản…
Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...
Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...
Bất ngờ trước thực trạng nhóm 10% nghèo nhất ở Mỹ vẫn có thu nhập cao gấp nhiều lần nhóm 10% giàu nhất ở Niger, một lần nữa phản ánh sự chênh lệch rõ rệt giữa các quốc gia trên thế giới...
Temu và Shein đã chính thức tăng giá một số mặt hàng tại Mỹ để ứng phó với các chính sách thuế quan mới, dẫn đến lo ngại về tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng thu nhập thấp…
Theo khảo sát Bankrate, ngày càng có ít người dân Mỹ lên kế hoạch đi du lịch vào mùa hè này, chủ yếu là bởi họ đang phải đối mặt với nhiều áp lực về tài chính…
Trung Quốc đang cân nhắc miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 125% và yêu cầu các doanh nghiệp xác định những mặt hàng có thể đủ điều kiện được áp dụng. Động thái này được coi là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang nhượng bộ cuộc chiến thương mại với Washington...