Dịch Covid - 19 khiến Fed phải giảm lãi suất mạnh nhất lịch sử

Tác động của dịch COVID-19 sẽ "ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong thời gian tới và gây rủi ro cho triển vọng kinh tế" nên Fed đã giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0% đến 0,25%.
Dịch Covid - 19 khiến Fed phải giảm lãi suất mạnh nhất lịch sử

Ngày 15/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan trên toàn nước Mỹ.

Theo thông báo, Fed giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0% đến 0,25%.

Thông báo của Fed cho hay tác động của dịch COVID-19 sẽ "ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong thời gian tới và gây rủi ro cho triển vọng kinh tế."

Trước những diễn biến này, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã quyết định hạ thấp phạm vi mục tiêu.

Thông báo cũng cho hay FOMC hy vọng sẽ duy trì phạm vi mục tiêu trên đến khi tin tưởng rằng nền kinh tế đã vượt qua được các diễn biến gần đây và trên đà đạt được mục tiêu ổn định việc làm và giá cả tối đa.

Hôm 3/3, Fed đã bất ngờ giảm lãi suất khẩn cấp đến 0,5 điểm %, đánh dấu đợt giảm mạnh nhất kể từ lần giảm 0,75 điểm % hồi tháng 12/2018.

Đây là lần đầu tiên Fed quyết định giảm lãi suất không phải sau cuộc họp chính thức thường xuyên của FOMC kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và là lần giảm "khẩn cấp" thứ 5 trong vòng 50 năm qua của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới, vốn có lịch sử hình thành chưa đầy 110 năm.

Xem thêm

FED giảm mạnh lãi suất vì COVID-19

FED giảm mạnh lãi suất vì COVID-19

Ngày 3/3/2020, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp nhằm ứng phó với nguy cơ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động đến nền kinh tế đang tăng trưởng của mình.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…