Điểm danh những quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới

Sản lượng thép toàn cầu năm 2022 đạt 1.878 triệu tấn, hầu như không vượt qua mức sản lượng trước đại dịch là 1.875 triệu tấn của năm 2019…
sản xuất thép

Sản lượng thép của năm 2022 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể so với mức phục hồi hậu đại dịch là 1.960 triệu tấn vào năm 2021. Mức giảm 4,2% so với cùng kỳ một năm trước đó là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009. 

Sự suy giảm trong sản xuất thép đã lan rộng trên khắp các nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới. Trong đó chỉ có 3 trong số 15 quốc gia sản xuất hàng đầu là Ấn Độ, Iran và Indonesia ghi nhận mức tăng sản lượng năm 2022.

Hầu hết các quốc gia khác đều chứng kiến sản lượng hàng năm giảm hơn 5%, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Đài Loan và Việt Nam đều giảm ở mức hai con số.

Ngay cả quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới, Trung Quốc, cũng trải qua mức giảm khiêm tốn 2% tương đương 19,8 triệu tấn, nhưng vẫn nhiều hơn nhiều hơn sản lượng của một số quốc gia khác trong một năm.

Mặc dù Ấn Độ, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, tăng sản lượng thêm 5,3%, nhưng nhìn chung vẫn chỉ bằng hơn 1/10 sản lượng thép do Trung Quốc sản xuất.

Năng lực sản xuất thép của Trung Quốc

Năm 1967, năm ghi nhận số liệu sản xuất thép đầu tiên của Hiệp hội Thép Thế giới, Trung Quốc chỉ sản xuất ước tính khoảng 14 triệu tấn, chiếm 3% sản lượng toàn cầu. Vào thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô đang cạnh tranh với tư cách là những nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới với sản lượng lần lượt là 115 và 102 triệu tấn, tiếp theo là Nhật Bản với 62 triệu tấn.

Sau gần ba thập kỷ, vào năm 1996, Trung Quốc đã liên tiếp vượt qua cả Nga, Mỹ và Nhật Bản để trở thành quốc gia sản xuất thép hàng đầu với sản lượng 101 triệu tấn thép trong năm đó.

Đầu những năm 2000 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng đặc biệt nhanh chóng của Trung Quốc, với tỷ lệ phần trăm sản xuất thép tăng đều đặn ở mức hai con số mỗi năm.

Cho đến khoảng thời gian 2013 - 2022, tốc độ tăng trưởng sản xuất thép trung bình hàng năm của Trung Quốc đã chững lại, giảm xuống còn 3,4% , thấp hơn giảm đáng kể so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 15,2% của giai đoạn 10 năm trước đó. 

Mặc dù khó có khả năng Trung Quốc sẽ sớm từ bỏ vị trí là quốc gia sản xuất thép hàng đầu, nhưng vẫn còn phải xem xét liệu sự suy giảm gần đây có phải là sự khởi đầu của một xu hướng mới hay chỉ là sự thu hẹp ngắn hạn so với tốc độ tăng trưởng sản xuất ổn định của đất nước.

Xem thêm

“Thép xanh” – Tiềm năng trong nước và xuất khẩu

“Thép xanh” – Tiềm năng trong nước và xuất khẩu

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ban tổ chức Triển lãm Quốc tế Vietbuild Home 2020 và Ban vận động thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm tre với chủ đề “Thép xanh – Tiềm năng trong nước và xuất khẩu".
Xuất khẩu sắt thép khó đạt 10 tỷ USD

Xuất khẩu sắt thép khó đạt 10 tỷ USD

Hết tháng 10/200, xuất khẩu sắt thép đạt 6,95 triệu tấn, trị giá 6,88 tỷ USD. Với đà xuất khẩu như hiện tại, năm 2022, xuất khẩu sắt thép dự kiến chỉ có thể về đích ở mức 7,7 - 7,9 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…

Đảo quốc nhỏ thành “ngư ông đắc lợi” nhờ đòn thuế Mỹ

Đảo quốc nhỏ thành “ngư ông đắc lợi” nhờ đòn thuế Mỹ

Trước áp lực từ các mức thuế cao và bất ổn thương mại toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang chuyển hướng sản xuất sang Cộng hòa Dominica, một điểm đến gần gũi, chi phí thấp và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức lớn mà đảo quốc Caribean này đang gặp phải…