Do bế tắc nợ trần, Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm

Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings vừa hạ bậc tín nhiệm của Mỹ và vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Chính phủ quốc gia này...

Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Mỹ
Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Mỹ

Ngày 1/8, Fitch Ratings - một trong ba tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới đã hạ mức độ tín nhiệm của Mỹ từ bậc cao nhất là AAA xuống AA+.

Đây là lần thứ hai trong lịch sử, Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Lần trước, vào năm 2011, một tổ chức tín nhiệm khác là Standard & Poor’s cũng đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ xuống mức AA+ từ mức AAA sau khi Washington tránh được kịch bản vỡ nợ.

Thông tin thêm về quyết định trên, Fitch Ratings cho biết, quyết định không chỉ đến từ xung đột về trần nợ mà còn đến từ sự suy giảm dần dần về chất lượng quản trị về vấn đề tài khóa và nợ trong 20 năm qua của Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc nổi loạn trong ngày 6/1/2021 (trong giai đoạn bầu cử Tổng thống Mỹ) cũng là yếu tố khiến Fitch Ratings ra tay hạ bậc tín nhiệm của Mỹ.

Hồi tháng 5/2023, Fitch Ratings từng cảnh báo về khả năng hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, với lý do nước Mỹ không ngừng bế tắc về vấn đề trần nợ. Khi đó, tổ chức này vẫn xếp Mỹ trong diện theo dõi hạ bậc xếp hạng tín dụng, bất chấp việc Quốc hội nước này đã thông qua thỏa thuận nâng trần nợ công vào phút chót.

z4567882076454_ee4f6fac79afb1c5ad93120bdc44c6bf.jpg
Do vấn đề nợ trần và cuộc nổi loạn hồi tháng 1/2021 đã khiến Fitch Ratings quyết định hạ bậc xếp hạng của Mỹ

Trái phiếu Mỹ từ lâu đã được coi là nơi trú ẩn an toàn nhất. Tuy nhiên, động thái của Fitch Ratings đã làm cho tài sản này bớt hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Việc giảm xếp hạng tín dụng này có thể gây ra những tác động lớn đối với nhiều khía cạnh khác nhau.

Cụ thể, nó có thể tác động đến lãi suất vay mua nhà mà người Mỹ phải trả, làm cho việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn. Ngoài ra, giảm xếp hạng này cũng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng tài chính và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc giảm xếp hạng tín nhiệm có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư bán đi trái phiếu của Mỹ. Điều này có thể gây ra một tình trạng bán ròng trên thị trường trái phiếu Mỹ, khiến lãi suất trái phiếu tăng. Lãi suất trái phiếu Mỹ thường được sử dụng làm tham chiếu của nhiều khoản vay.

Phản đối động thái hạ bậc tín nhiệm của Fitch, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay lập tức đã lên tiếng. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng, quyết định trên là tùy tiện và dựa trên dữ liệu chưa được cập nhật.

Bà Janet Yellen khẳng định: "Mỹ tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất thế giới với thị trường tài chính có nhiều giao dịch nhất trên thế giới".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…