Doanh số bán xì gà của Cuba cao kỷ lục khi nhu cầu tiêu dùng xa xỉ tăng vọt tại Trung Quốc và Châu Âu

Xì gà Cuba đã ghi nhận một năm 2023 thành công rực rỡ, với doanh số đạt mức kỷ lục mới 721 triệu USD khi nhu cầu tiêu thụ xa xỉ toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng...

Doanh số bán xì gà của Cuba cao kỷ lục khi nhu cầu tiêu dùng xa xỉ tăng vọt tại Trung Quốc và Châu Âu

Nhà sản xuất xì gà hàng đầu của Cuba, Habanos mới đây tiết lộ doanh số bán hàng tăng vọt lên mức kỷ lục 721 triệu USD vào năm 2023. Đây là một kết quả vô cùng khả quan mà các giám đốc điều hành trong ngành cho rằng nhờ có nhu cầu bùng nổ đối với các loại xì gà cao cấp tại nhiều thị trường lớn bao gồm cả Trung Quốc.

Jose Maria Lopez Inchaurbe, phó chủ tịch phụ trách phát triển của công ty cho biết: “Sau khi đại dịch kết thúc, thị trường xa xỉ nói chung và tiêu thụ xì gà cao cấp nói riêng đã chứng kiến nhu cầu tăng trưởng rất mạnh ở tất cả các khu vực”.

Đây được xem như một kỳ tích tại Cuba. Bởi lẽ, toàn bộ quốc gia vẫn đang trong quá trình phục hồi hậu cơn bão Ian khổng lồ cuối năm 2022 làm san phẳng cơ sở hạ tầng và tàn phá các khu vực trồng trọt của nước này. Bên cạnh đó, nền kinh tế Cuba cũng đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Tổng doanh thu mà Habanos ghi nhận trong năm 2023 đã tăng 31% so với năm trước đó. Một động lực quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng này là xu hướng phát triển các sản phẩm độc quyền và phiên bản giới hạn độc đáo. Cụ thể, công ty đẩy mạnh quảng cáo các loại xì gà thuộc nhãn hiệu Trinidad và Cohiba, hai sản phẩm độc quyền trước đây chỉ được dùng làm quà tặng cho các nhà ngoại giao nước ngoài.

Habanos S.A. được sở hữu 50% bởi chính phủ Cuba và 50% bởi một tập đoàn các nhà đầu tư châu Á trực thuộc tập đoàn Tabacalera kể từ năm 2020. Mặc dù vậy, đồng chủ tịch công ty, ông Luis Sanchez-Harguindey cho biết Habanos có kế hoạch duy trì toàn bộ quy trình sản xuất của mình ở Cuba, theo quy tắc Chỉ định xuất xứ được bảo vệ và họ cũng là doanh nghiệp duy nhất được phép xuất khẩu xì gà habanos nổi tiếng.

Hiện tại, xét về giá trị, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu xì gà Cuba lớn nhất toàn cầu, tiếp theo là Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đức và Vương quốc Anh.

Xét về tính chất khu vực, châu Âu là thị trường chính, mua tới 56% lượng xì gà xuất khẩu của Cuba. Trong khi đó, Cuba không thể bán xì gà của mình ở Bắc Mỹ, thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, do lệnh cấm vận thương mại mà chính phủ Mỹ đã áp đặt đối với Cuba kể từ năm 1962.

Xì gà Cuba, vốn nổi tiếng là một trong những loại xì gà ngon nhất thế giới, từ lâu đã là trụ cột xuất khẩu hàng đầu của quốc gia này bên cạnh niken, hải sản, vaccine và dịch vụ y tế.

Chất lượng đất đai màu mỡ, khí hậu lý tưởng của hòn đảo Caribe, cũng như việc Habanos luôn duy trì cách thức cuộn xì gà bằng tay thủ công như truyền thống là ba trong số những lý do sản phẩm của Cuba luôn giữ vững được vị thế đầu ngành.

Tuy nhiên, theo truyền thông nhà nước, vụ mùa trồng trọt 2023-2024, hiện đang bước vào chặng cuối, sẽ thiếu khoảng 1/3 diện tích trồng trọt so với thời điểm trước cơn bão Ian. Hiệp hội những người trồng trọt địa phương dự kiến sản lượng sẽ khó có thể trở lại mức bình thường trong niên vụ 2024-2025.

Đồng chủ tịch Habanos Luis Sanchez-Harguindey nhấn mạnh: “Chúng tôi có thể bù đắp cho sự sụt giảm về khối lượng đó bằng giá trị”, đồng thời ông cho biết thêm rằng những người trồng trọt ở Cuba cũng đã tập trung nguồn lực vào các trang trại cao cấp, hiệu quả nhất của họ.

Xem thêm

Tăng thu thuế với hàng xách tay rượu, xì gà

Tăng thu thuế với hàng xách tay rượu, xì gà

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 120/2015/TT-BTC quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng tờ khai Hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…