Cuba trải thảm đỏ đón doanh nghiệp Nga

Diễn đàn kinh tế kinh doanh Cuba - Nga đặt mục tiêu tăng cường đầu tư vào Cuba, đồng thời thắt chặt quan hệ chiến lược song phương…
Cuba - Nga
Ông Boris Titov, Trưởng phái đoàn Nga của Ủy ban Doanh nghiệp Nga tại Cuba phát biểu trong Diễn đàn kinh tế kinh doanh Cuba - Nga.

Mới đây, tại sự kiện diễn đàn kinh tế kinh doanh Cuba - Nga được tổ chức ở thủ đô Havana, quan chức hai nước đã công bố nhiều đặc quyền kinh doanh mới nhằm thu hút các nhà đầu tư Nga vào thị trường Cuba. Đây là dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ kinh tế đang phát triển nhanh chóng giữa hai đồng minh chính trị lâu năm.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Boris Titov, người đứng đầu phái đoàn Nga của Ủy ban Doanh nghiệp Cuba - Nga cho biết: “Cuba đang dành cho chúng tôi sự đối xử ưu đãi. Mở ra một con đường rõ ràng cho các doanh nghiệp Nga tới Cuba”. 

Ông Titov tiết lộ, Cuba đã trao cho các doanh nghiệp Nga quyền sử dụng đất trong thời hạn 30 năm, một sự đãi ngộ vô cùng đặc biệt và chưa từng có đối với doanh nghiệp quốc tế tại quốc gia này. 

Bên cạnh đó, Cuba cũng sẽ miễn thuế nhập khẩu cho các công ty Nga ở một số công nghệ nhất định và sẽ cho phép các công ty Nga chuyển lợi nhuận của họ về nước - một lợi ích khác trong nền kinh tế do nhà nước làm chủ của Cuba.

Ông Titov cũng cho biết, hai quốc gia ở hai cực đối lập của địa cầu cũng đang xem xét các cách thức để đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hoá. “Vào thời Xô Viết, Nga và Cuba đã có một cảng liên kết hàng hải trực tiếp. Chúng tôi hiện đang phân tích và xem xét khả năng này với các chủ tàu nước bạn”, ông Titov chia sẻ. 

Thương mại song phương giữa Cuba và Nga đạt 450 triệu USD vào năm 2022, gấp ba lần so với năm 2021. Theo ông Sergei Baldin, đại diện thương mại của Nga tại Cuba, 90% giao dịch đó bao gồm doanh số bán các sản phẩm dầu mỏ và dầu đậu nành. 

Cuba trong những tháng gần đây đã tìm cách thu hút các nhà đầu tư từ Nga và các quốc gia đồng minh chính trị khác trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19, các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và sự thiếu hiệu quả trong hoạt động sản xuất…

Trong khi đó, Nga - cũng đang quay cuồng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine - vào những tháng gần đây đã chuyển sang thắt chặt quan hệ kinh tế với Cuba và các nước Mỹ Latinh khác.

Ricardo Cabrisas, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Cuba nói với các phóng viên bên lề diễn đàn rằng mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Cuba từ nay sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ hơn. "Không có gì và không ai có thể ngăn chặn được điều này,” ông Ricardo Cabrisas tuyên bố.

Ở một diễn biến khác, Phó Thủ tướng Nga Dimitri Chernishenko hiện có chuyến thăm Cuba từ ngày 17-19/5, tham dự kỳ họp thứ 20 của Ủy ban liên Chính phủ giữa hai nước. Như được công bố trên trang web chính thức của Ban điều hành, Phó thủ tướng Nga Chernishenko sẽ tổ chức một cuộc gặp với Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel trong thời gian ông làm việc tại Havana.

Ngoài ra, ông Chernishenko cũng tổ chức các cuộc họp làm việc với Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Cuba Ricardo Cabrisas trong khuôn khổ các phiên họp của Ủy ban liên chính phủ lần thứ 20 giữa hai nước. Vị khách Nga cũng sẽ tham gia phiên họp toàn thể của Diễn đàn Doanh nghiệp song phương.

Trước khi trở về nước, phái đoàn của Phó thủ tướng Chernishenko cũng sẽ tới tham quan nhà máy luyện kim Antillana de Acero, theo chỉ định của Văn phòng Phó Thủ tướng Nga.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…