Đòn đau với Mỹ: Huấn luyện chiến đấu, Thổ Nhĩ Kỳ dùng S-400 "canh" F-22, F-35

Theo các thông tin trên mạng xã hội, Thổ Nhĩ Kỳ đang thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 của Nga bằng phương pháp phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu F-35 và F-22 của Mỹ trên không phận các quốc gia láng giềng.

Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây nhiều lần đưa ra các ý kiến cho rằng, hệ thống S-400 được triển khai tại căn cứ không quân Murted ở ngoại ô thủ đô Ankara Thổ Nhĩ Kỳ thực hiên các bài tập huấn luyện chiến đấu bằng cách tìm kiếm, phát hiện, giám sát và tấn công mô phỏng các phương tiện bay của Mỹ và NATO, trong đó có cả máy bay không người lái và các máy bay tàng hình thế hệ 5 của Mỹ.

Năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng máy bay phản lực F-16 của Không quân để thử nghiệm S-400, hệ thống này thể hiện khả năng chiến đấu rất cao ngay cả trong tình huống máy bay tiến hành bay thấp. 

Năm 2020, căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên NATO khác gia tăng, truyền thông phương Tây cáo buộc Ankara sử dụng S-400 để theo dõi các máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trong khu vực.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, hệ thống S-400 ​​sẽ được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ vào năm 2020. Tháng 6.2020, lãnh đạo Cơ quan Quản lý Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, Ankara đang xem xét lựa chọn mua thêm hệ thống S-400 của Nga trên phương diện hợp tác cùng phát triển loại vũ khí phòng không chiến lược này trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là thông tin không bất ngờ, nhưng thực sự gây sốc đối với Mỹ và NATO. Điều đó có nghĩa là, F-22 và F-35 hoàn toàn không phải là mối đe dọa đối với S-400 mà ngược lại. Sự phát triển mạnh của S-400 cũng như các phiên bản tương tự của Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc sẽ khiến chương trình F-35 của Mỹ và đồng minh là có nguy cơ ném tiền qua cửa sổ.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…