Đơn vị khai thác bitcoin Core Scientific nộp đơn xin phá sản tại Mỹ

Core Scientific, một trong những công ty khai thác tiền điện tử được giao dịch công khai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã nộp đơn xin phá sản.
Core Scientific

Core Scientific - một trong những công ty khai thác tiền điện tử được giao dịch công khai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở Texas, Mỹ vào 21/12, theo một người quen thuộc với tài chính của công ty tiết lộ. Động thái này diễn ra sau một năm giá tiền điện tử lao dốc và giá năng lượng tăng cao.

Core Scientific khai thác các loại tiền điện tử, điển hình là bitcoin. Quá trình khai thác này liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trên toàn quốc, được trang bị các máy tính chuyên dụng cao xử lý các phương trình toán học để xác thực các giao dịch và đồng thời tạo ra các mã thông báo mới. Quá trình này đòi hỏi thiết bị đắt tiền, một số bí quyết kỹ thuật và một nguồn điện vô cùng lớn.

Giá trị vốn hóa thị trường của Core Scientific giảm xuống còn 78 triệu USD vào cuối phiên giao dịch ngày 20/12, một mức tuột dốc đáng kinh ngạc từ khoản định giá 4,3 tỷ USD vào tháng 7/2021 khi công ty phát hành IPO Theo phương thức SPAC. Cổ phiếu của công ty đã giảm hơn 98% trong hơn một năm qua. 

Theo một người quen thuộc với tình hình của công ty cho biết, Core Scientific vẫn đang tạo ra dòng tiền dương, nhưng số tiền mặt đó không đủ để trả khoản nợ cho các thiết bị mà công ty đã cho thuê. Công ty sẽ không thanh lý thiết bị và tiếp tục hoạt động bình thường trong khi đạt được thỏa thuận với các chủ nợ bảo mật cấp cao. 

Trong một hồ sơ vào tháng 10, công ty khai thác có trụ sở tại Texas cho biết “hiệu suất hoạt động và tính thanh khoản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá bitcoin giảm sâu cùng với đó là sự gia tăng chóng mặt trong chi phí điện năng và sự gia tăng trong tỷ lệ băm (hash rate) của mạng bitcoin toàn cầu” — một thuật ngữ cho chúng ta biết mức độ thường xuyên tham gia vào mạng Bitcoin của các máy đào và sức mạnh của chúng. 

Không chỉ có vậy, công ty cho vay tiền điện tử Celsius - một khách hàng cốt lõi của Core Scientific - cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7. Khi các khoản nợ của Celsius bị xóa sổ trong quá trình phá sản, điều đó đã gây căng thẳng cho bảng cân đối kế toán của Core Scientific, và đây là một ví dụ khác về “hiệu ứng domino” trong lĩnh vực tiền điện tử trong năm nay.

Với thực tế đầy thách thức trong thế giới tiền điện tử, Core Scientific không phải là nhà khai thác tiền điện tử duy nhất gặp khó khăn. Compute North - công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ và cơ sở hạ tầng để khai thác tiền điện tử, đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 9 và một công ty khai thác khác, Marathon Digital Holdings, đã báo cáo khoản tiền 80 triệu USD liên quan với Compute North. Trong khi đó, Greenidge Generation - công ty khai thác tiền điện tử tích hợp - đã báo cáo khoản lỗ ròng trong quý hai hơn 100 triệu USD vào tháng 8 và phải tạm dừng kế hoạch mở rộng sang Texas. 

Xem thêm

Nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried bị bắt

Nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried bị bắt

Nhà đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried đã bị bắt ở Bahamas sau khi các công tố viên Hoa Kỳ chia sẻ một bản cáo trạng kín với chính phủ Bahamas, tạo tiền đề cho việc dẫn độ và xét xử đối với tỷ phú tiền điện tử một thời.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…