Dow Jones tăng nhẹ sau cú trượt dài

Phiên giao dịch ngày 25/4, Dow Jones đã tăng 59,7 điểm, tương đương 0,25% lên 24.083,83 điểm.
Dow Jones tăng nhẹ sau cú trượt dài

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, sắc xanh đã trở lại với chứng khoán Mỹ sau một phiên lao dốc mạnh.

S&P 500 cũng phục hồi nhẹ với 4,84 điểm tăng thêm, tương đương 0,18% lên 2.639,40 điểm. Tuy nhiên, Nasdaq giảm nhẹ với 3,62 điểm, tương đương 0,05% xuống còn 7003,74 điểm.

Tuy nhiên, sắc đỏ vẫn được duy trì gần như suốt phiên giao dịch hôm 25/4. Hoạt động mua vào cuối phiên làm thay đổi tình hình. Tuy nhiên, giá cổ phiếu một số công ty lớn tăng lên chút ít nhưng những công ty nhỏ vãn chìm trong sắc đỏ.

Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 19/4, Dow Jones đóng cửa ở mức 24.664,89 điểm, giảm 83,18 điểm so với phiên giao dịch trước đó, tương đương 0,34%. S&P 500 cũng nối tiếp đà giảm của ngày hôm qua xuống còn 2.693,13 điểm, giảm 15,51 điểm, tương đương 0,57% trong khi Nasdaq giảm 57,18 điểm, tương đương 0,78% xuống còn 7.238,06 điểm.

Triển vọng phát triển toàn cầu cao khiến các ngành công nghiệp và thị trường chứng khoán bùng nổ trong năm qua. Tuy nhiên, mối quan hệ gần gũi giữa hai loại tài sản này đang bị phá vỡ. Nhà kinh tế học Tom Pugh nhấn mạnh sự phân kỳ về rủi ro chính trị, dẫn đến gia tăng giá dầu và ngành công nghiệp luyện kim.

Đây cũng là lý do khiến chứng khoán Mỹ vắng bóng những phiên bùng nổ như trong năm 2017. Sau khi lập đỉnh hồi năm 2018, hàng loạt diễn biến bất lợi như FED tăng lãi suất, nguy cơ chiến tranh thương mại hay Mỹ không kích Syria liên tiếp khiến chứng khoán Mỹ hứng chịu những tác động xấu.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...