“Gã khổng lồ” dầu khí Shell ghi nhận lợi nhuận 9,6 tỷ USD trong quý đầu năm

Công ty dầu khí khổng lồ của Anh đã công bố lợi nhuận quý đầu tiên cao hơn dự đoán, kéo dài chuỗi kết quả bội thu từ năm 2022 khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra…
dầu khí Shell

Theo Refinitiv, công ty dầu khí Shell của Anh đã báo cáo thu nhập qua điều chỉnh là 9,6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, đánh bại kỳ vọng trước đó của các nhà phân tích là 8,6 tỷ USD.

Dư dả tiền mặt, Shell tiếp tục duy trì tỷ lệ của chương trình mua lại cổ phần ổn định ở mức 4 tỷ USD trong ba tháng tới và giữ nguyên cổ tức ở mức 0,2875 USD/cổ phiếu.

Shell đã báo cáo khoản nợ ròng trong quý đầu tiên là 44,2 tỷ USD, giảm từ mức 48,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Công ty cho biết, mức lợi nhuận hàng quý lần này phản ánh hiệu suất hoạt động được cải thiện cũng như các kế hoạch tiết kiệm chi phí trong việc điều hành kinh doanh hàng ngày của họ. 

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh và tối ưu hóa nhiên liệu khả quan đã bù đắp cho các tác động của giá dầu và khí đốt thấp. 

Vào năm ngoái, Shell đã công bố thu nhập qua điều chỉnh là 39,9 tỷ USD cho cả năm 2022. Con số này đã vượt qua mức kỷ lục trước đó là 28,4 tỷ USD vào năm 2008 và cao hơn gấp đôi lợi nhuận cả năm 2021 là 19,29 tỷ USD. Cụ thể hơn, thu nhập của công ty vào cùng kỳ năm ngoái là 9,1 tỷ USD và quý 4/2022 vừa qua là 9,8 tỷ USD. 

Không chỉ Shell, các thành viên “Big Oil” khác (cách gọi những công ty lớn nhất trong ngành) cũng đã phá vỡ kỷ lục lợi nhuận trong lịch sử công ty khi mà giá dầu và khí đốt biến động sau cuộc chiến Nga - Ukraine. 

Tuy nhiên, việc sử khai thác và sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt hiện nguyên nhân chính gây ra tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Các giám đốc điều hành của Big Oil thường xuyên phải tìm cách lên tiếng bảo vệ các báo cáo doanh thu công ty trước những lời chỉ trích, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh năng lượng trong quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và cho rằng các mức thuế cao hơn có thể cản trở khả năng đầu tư.

Trước tình hình này, Shell - công ty đang đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp không phát thải ròng vào năm 2050 - cho biết thu nhập được điều chỉnh trong quý đầu tiên của bộ phận Giải pháp năng lượng và tái tạo đã đạt 389 triệu USD, tăng từ mức 293 triệu USD trong 3 tháng cuối năm ngoái. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...