Ông trùm dầu mỏ của Ả Rập Xê Út công bố lợi nhuận năm 2022 cao kỷ lục

Aramco, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ do nhà nước kiểm soát của Ả Rập Xê Út đã công bố thu nhập ròng kỷ lục 161,1 tỷ USD cho năm 2022, tăng 46,5% trong năm…

Đây là mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất mà một công ty dầu khí từng ghi nhận được.

Giám đốc điều hành Aramco Amin Nasser cho biết: “Đây có lẽ là thu nhập ròng cao nhất từng được ghi nhận trong giới doanh nghiệp”.

Kết quả này của Aramco cao gần gấp ba lần lợi nhuận mà công ty dầu mỏ lớn khác là ExxonMobil đã công bố cho năm 2022. Mức lợi nhuận khổng lồ này được được thúc đẩy bởi giá dầu và khí đốt tăng vọt trong năm ngoái, cùng với khối lượng bán cao hơn và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện đối với các sản phẩm tinh chế.

Giá dầu và khí đốt tăng mạnh vào đầu năm 2022 khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga ngày càng thắt chặt khả năng tiếp cận các sản phẩm dầu và dầu thô vận chuyển bằng đường biển.

Tuy nhiên, hiện giá dầu và khí đốt đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, với lạm phát nóng và lãi suất tăng làm lu mờ triển vọng về nhu cầu lạc quan hơn từ việc Trung Quốc mở cửa. Giá dầu Brent và WTI đã giảm 6% chỉ riêng trong tuần trước. Brent giao dịch lần cuối ở mức khoảng 80 USD một thùng.

Aramco ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục cho 2022
Aramco ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục cho 2022

“Chúng tôi lạc quan, nhưng vẫn thận trọng,” Nasser nói và nhấn mạnh: “Nếu xem xét việc Trung Quốc mở cửa, nhiên liệu máy bay tăng và công suất dự phòng rất hạn chế, thì chúng tôi tin rằng trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, thị trường sẽ vẫn cân bằng chặt chẽ”.

Aramco đã tăng cổ tức quý 4/2022 thêm 4% lên 19,5 tỷ USD. Cổ tức này sẽ được trả vào quý đầu tiên của năm 2023. Aramco cũng cho biết họ sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông đủ điều kiện.

“Chúng tôi đang nhắm đến việc duy trì cổ tức ở mức này. Đồng thời, chúng tôi có sức mạnh tài chính để vượt qua những thăng trầm của chu kỳ kinh tế”, Giám đốc tài chính của Aramco, ông Ziad Al-Murshed nói.

Công ty tái khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư để nâng công suất sản xuất tối đa lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027.

Chi tiêu vốn của công ty đã tăng 18% lên 37,6 tỷ USD vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng lên 45 tỷ USD đến 55 tỷ USD trong những năm tới, dự đoán sẽ tăng “cho đến khoảng giữa thập kỷ này”.

Cùng với đó, Ả Rập Xê Út và đối thủ lâu năm của họ là Iran ngày 10/3 đã ký một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian để nối lại quan hệ ngoại giao. Iran trước đó đã bị đổ lỗi cho một cuộc tấn công lớn vào các cơ sở của Aramco vào năm 2019, khiến giá dầu tăng đột biến và làm suy yếu sự ổn định của nguồn cung toàn cầu. Iran đã phủ nhận cáo buộc này.

Ông Nasser cho biết: “Hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng địa chính trị và tăng cường ổn định khu vực, điều này chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến thị trường toàn cầu”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…