Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “chảy” vào Việt Nam

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 30/9/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023...

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “chảy” vào Việt Nam

Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 30/9/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngoài vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần giảm, thì vốn đầu tư mới và tăng thêm vẫn tiếp tục xu hướng tích cực.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, có 2.492 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký hơn 13,55 tỷ USD, giảm 4,3% về số dự án và tăng 11,3% về số vốn so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, có 1.027 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 7,64 tỷ USD, tăng 7,3% về số dự án và tăng 48,1% về số vốn.

Trong khi đó, có 2.471 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt gần 3,59 tỷ USD, giảm 6,5% về số lượt và giảm 26,2% về số vốn so với cùng kỳ.

anh-chup-man-hinh-2024-10-03-luc-171354-6192.png
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhận định về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá cao việc trong 9 tháng qua, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 8,9% và 11,6%. Trong đó, đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng cả về giá trị và quy mô vốn đầu tư mới/tăng thêm.

Đặc biệt, chỉ riêng trong tháng 9/2024, tổng lượng vốn đầu tư mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt mức cao nhất trong các tháng từ đầu năm đến nay, với gần 4,26 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư cả nước trong 9 tháng. Vốn đầu tư tăng thêm cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm với các dự án được mở rộng vốn lớn.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, riêng trong tháng 9/2024, có 3 dự án điều chỉnh vốn lớn từ hơn 200 triệu USD đến gần 1 tỷ USD, với tổng vốn đầu tư tăng thêm của 3 dự án này đạt hơn 1,5 tỷ USD. Con số này đã đóng góp tích cực vào số vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng qua.

anh-chup-man-hinh-2024-10-03-luc-171427-2236.png
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Ở góc độ khác, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 9 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

anh-chup-man-hinh-2024-10-03-luc-171454-2188.png
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Về đối tác đầu tư, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ 2023. Đứng thứ hai là Trung Quốc, với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản…

Theo địa bàn đầu tư, Bắc Ninh vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP.HCM với hơn 1,91 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 15,1% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

anh-chup-man-hinh-2024-10-03-luc-171521-3816.png
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Cùng với việc đánh giá cao xu hướng tăng trưởng tích cực về số lượng, Cục Đầu tư nước ngoài tiếp tục nhấn mạnh về chất lượng của dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng. Lớn nhất trong số này chính là dự án tăng vốn thêm 1,07 tỷ USD của Tập đoàn Amkor (Mỹ).

Xem thêm

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...