Gần 300 người thiệt mạng trong loạt vụ đánh bom ở Sri Lanka

Gần 300 người thiệt mạng và khoảng 500 người bị thương trong vụ nổ bom đồng loạt tại nhiều nhà thờ và khách sạn hạng sang ở Sri Lanka vào ngày Chủ nhật, đúng dịp lễ Phục sinh của người theo đạo Thiên
Gần 300 người thiệt mạng trong loạt vụ đánh bom ở Sri Lanka

Sáng thứ Hai, cảnh sát Sri Lanka cho biết số người chết trong các vụ đánh bom đã lên tới 290 người, cùng khoảng 500 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nặng.

Chính phủ Sri Lanka đã công bố lệnh giới nghiêm ở thủ đô Colombo và chặn truy cập vào các trang mạng xã hội và nhắn tin trực tuyến như Facebook và WhatsApp. Hiện chưa rõ đến thời điểm nào thì lệnh giới nghiêm mới được gỡ.

Có 3 nhà thờ Thiên chúa giáo và 4 khách sạn là mục tiêu trong các vụ tấn công. Theo cảnh sát, đã có những dấu hiệu cho thấy các vụ đánh bom này sẽ dẫn tới bạo lực cộng đồng. Vào đêm ngày Chủ nhật, đã có một vụ đánh bom xăng tại một nhà thờ Hồi giáo ở Puttalum và các vụ phóng hỏa nhằm vào hai cửa hiệu của người Hồi giáo ở Kalurata.

"Chính phủ Sri Lanka thừa nhận đã biết trước về vụ tấn công nhà thờ Thiên chúa giáo liên quan đến một nhóm Hồi giáo địa phương ít được biết đến nhưng không nỗ lực đủ để ngăn chặn. Đây cũng là vụ tấn công lớn đầu tiên xảy ra ở Sri Lanka kể từ khi nước này kết thúc nội chiến 10 năm trước.

Trong số khoảng 22 triệu người dân Sri Lanka, 70% là người theo đạo Phật, 12,6% là người Hindu, 9,7% là người Hồi giáo và 7,6% là người Thiên chúa giáo.

Giới chức Sri Lanka cho biết có 32 người nước ngoài thiệt mạng và 30 người nước ngoài khác bị thương trong các vụ đánh bom ngày Chủ nhật nhằm vào các khách sạn ở Colombo, Negombo và Batticaloa. Trong số đó có 5 người Anh, 3 người Ấn Độ, 3 người Đan Mạch, 2 người Thổ Nhĩ Kỳ, 1 người Bồ Đào Nha, cùng một số người Trung Quốc và Hà Lan.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết có người quốc tịch Mỹ trong số những người thiệt mạng, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Cuộc nội chiến của Sri Lanka với lực lượng ly khai Tamil kết thúc vào năm 2009, và trước thời điểm đó, các vụ đánh bom thường xuyên xảy ra ở thủ đô của nước này.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…