Giá dầu ngày 18/2: Nguy cơ tăng trưởng nóng do căng thẳng nguồn cung

Giá dầu đang đứng trước nguy cơ sẽ tăng trưởng nóng sau khi những thông tin trên thị trường cho thấy tuần mới sẽ là tuần căng thẳng của nguồn cung nhiên liệu.
Giá dầu ngày 18/2: Nguy cơ tăng trưởng nóng do căng thẳng nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay 18/2 đang đứng trước nguy cơ sẽ tăng trưởng nóng sau khi những thông tin trên thị trường cho thấy tuần mới sẽ là tuần căng thẳng của nguồn cung nhiên liệu.

Các chuyên gia phân tích tại Commerzbank nhận định: “Thị trường hiện chỉ đang phản ứng với các thông tin hỗ trợ giá như thông báo sẽ giảm sản lượng hơn nữa của Ả Rập Saudi”.

Trong khi đó, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ đề nghị thái tử Saudi Arabia, ông Mohammed bin Salman giảm giá dầu khi thái tử đến thăm Ấn Độ trong hai ngày 19 và 20/2/2019.

Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Thái tử Salman đến khu vực này tính từ vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc Thái Tử Salman có liên quan đến vụ giết hại nhà báo đã gây ra tranh cãi trên toàn thế giới, thế nhưng vấn đề này sẽ không được bàn đến trong chuyến thăm sắp tới của Thái Tử.

Thay vào đó, những chi phí mà nhóm nước châu Á phải gánh chịu khi giá dầu cao trong khi giá dầu chịu ảnh hưởng bởi quyết định điều chỉnh sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong đó Saudi Arabia là thành viên sáng lập sẽ là tâm điểm của các cuộc đối thoại song phương.

Ấn Độ đang phải trả thêm từ 2 đến 3 đôla cho mỗi thùng dầu nhập khẩu và muốn cắt giảm hẳn chi phí này. Modi và Thái Tử dự kiến sẽ có cuộc gặp vào ngày 20/2/2019.

Theo quan điểm của phía Ấn Độ, OPEC đang ưu tiên cho Mỹ và châu Âu. Để ứng phó với điều này, Ấn Độ đang có các cuộc đối thoại với Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc để tạo ra diễn đàn của những bên mua dầu để có thể thương lượng về giá cả.

Các chuyên gia phân tích tại Commerzbank nhận định: “Thị trường hiện chỉ đang phản ứng với các thông tin hỗ trợ giá như thông báo sẽ giảm sản lượng hơn nữa của Ả Rập Saudi”.

Trước đó, Arab Saudi từng thông báo có thể giảm thêm 500.000 thùng/ngày so với cam kết trong tháng 3. Nguồn cung còn bị hạn chế bởi việc Mỹ trừng phạt Venezuela và Iran, Libyagiamr sản lượng do bất ổn, sản lượng Nigeria có thể giảm do các mối đe dọa an ninh sau tổng tuyển cử.

Ở một diễn biến khác, triển vọng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung cũng đang thúc đẩy giá dầu. Vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra tại Washington trong tuần nay.

Giới đầu tư cũng kỳ vọng vòng đàm phán mới giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần này sẽ đưa hai bên tiến đến gần hơn một thỏa thuận giúp giải quyết những tranh chấp thương mại trong nhiều tháng qua, điều này tạo thêm động lực tăng cho giá dầu.

Đáng chú ý hơn nữa, cuối tuần này, Baker Hughes sẽ phát hành dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan dầu của Mỹ. Đây được coi là thông tin rõ ràng nhất về lượng cung dầu thô thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…