Goldman Sachs "phá kỷ lục" của nước Mỹ khi đồng ý nộp phạt vì bê bối hối lộ

Goldman Sachs sẽ nộp mức phạt lên đến gần 3 tỷ USD để chi trả cho các cuộc điều tra liên quan tới bê bối hối lộ quốc tế.
Goldman Sachs "phá kỷ lục" của nước Mỹ khi đồng ý nộp phạt vì bê bối hối lộ

Công ty con của Goldman Sachs tại Malaysia đã nhận tội với cáo buộc âm mưu vi phạm luật chống hối lộ của Hoa Kỳ trong một kế hoạch liên quan đến quỹ tài sản có chủ quyền Malaysia có tên gọi 1MDB và cựu Thủ tướng Najib Razak.

Goldman Sachs đã đồng ý trả mức phạt 2,9 tỷ USD cho các cơ quan chức năng khác nhau. Khoảng 1,3 tỷ USD trong số đó sẽ chuyển đến Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Đây cũng là khoản tiền phạt lớn nhất từ trước đến nay theo Đạo luật Hành vi Tham nhũng Nước ngoài, một đạo luật cấm các công ty hối lộ các nhà lãnh đạo nước ngoài của Mỹ. 

William Sweeney, trợ lý giám đốc phụ trách văn phòng FBI New York cho biết: “Sự tham lam sẽ luôn dẫn đến một cái giá lớn. Và hành vi tham nhũng làm xói mòn lòng tin đối với các tổ chức công cũng như các tổ chức chính phủ.”

Goldman Sachs đã giải quyết vụ việc với các nhà chức trách Malaysia, đồng ý trong một thoả thuận trị giá 3,9 tỷ USD. Cũng trong đó, Malaysia đã đồng ý huỷ bỏ tất cả các thủ tục pháp lý và hình sự có liên quan tới Goldman Sachs, bao gồm thủ tục chống lại các công ty con của ngân hàng cũng như một số giám đốc hiện tại và trước đây.

Các khoản thanh toán khác nhau, bao gồm các khoản tín dụng một phần cho các khoản thanh toán được thực hiện cho nhiều quốc gia khác, khiến Goldman Sachs có tổng “hoá đơn” cho vụ bế bối là 5,1 tỷ USD, theo hồ sơ công ty cho thấy. Con số đó bằng khoảng con số mà Goldman - một trong những công ty tài chính giàu có và quyền lực nhất hành tinh - báo cáo về lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm. Goldman Sachs Bank hiện có 153 tỷ USD tiền mặt tính đến 30/9, tăng 20 tỷ USD so với 3 tháng trước đó. 

Goldman Sachs vẫn có khả năng phải đối mặt với các hình phạt dân sự.

Vụ bê bối tập trung vào 4,5 tỷ USD mà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng đã bị đánh cắp từ quỹ tài sản quốc gia Malaysia - 1Malaysia Development Berhad, vào năm 2012 và 2013. Vụ việc có sự liên quan tới cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak - người đã bị tuyên án phạm tội lạm dụng quyền lực, rửa tiền và vi phạm lòng tin, hiện đang chờ tuyên án chính thức. 

Số tiền này được dùng để mua căn hộ, khách sạn, du thuyền, máy bay phản lực ở New York và tài trợ cho các bộ phim như “The Wolf of Wall Street”, theo các nhà chức trách. Goldman Sachs đã sắp xếp 3 đợt chào bán trái phiếu lớn cho quỹ 1MDB, huy động được tổng cộng 6,5 tỷ USD và thu về cho ngân hàng khoảng 600 triệu USD phí, tài liệu toà án cho thấy. Hai cựu nhân viên ngân hàng đã bị cáo buộc đồng loã, tạo điều kiện cho việc đánh cắp hơn 2,7 tỷ USD thu được từ thương vụ đó. 

Quyết định dàn xếp mới nhất của Goldman Sachs tách biệt với các vụ án hình sự liên quan đến 2 cựu giám đốc ngân hàng, Roger Ng và Tim Leissner. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…