Google phát triển công cụ tìm kiếm riêng để quay lại Trung Quốc

Để quay trở lại đất nước tỷ dân này, Google được cho là đang chuẩn bị công cụ tìm kiếm đặc biệt cho Trung Quốc, có thể chặn các kết quả mà Bắc Kinh cho là nhạy cảm.
Google phát triển công cụ tìm kiếm riêng để quay lại Trung Quốc

Dự án của Google có tên mã Dragonfly, là một trong số vài lựa chọn mà công ty này đang theo đuổi để có thể trở lại Trung Quốc. Google từng phải rút khỏi Trung Quốc năm 2010 sau khi từ chối kiểm duyệt nội dung tìm kiếm theo yêu cầu của chính phủ nước này.

Theo các tài liệu nội bộ, phiên bản cuối cùng có thể được đưa ra trong năm 2019 và đang được chính phủ Trung Quốc chấp thuận. Nếu dự án này thông qua, Google sẽ đánh dấu một bước phát triển mới trên thị trường Trung Quốc, đồng thời tập trung vào nhóm người dùng thiết bị di động (95% số người truy cập internet ở Trung Quốc sử dụng thiết bị di động) và nó sẽ được phát hành dưới dạng ứng dụng, trước khi xuất hiện dưới dạng nền web chạy trên máy tính để bàn.

Một nguồn tin quan trọng cho biết các nhân viên tham gia vào dự án này không được chia sẻ thông tin với giới truyền thông. Đồng thời, họ cũng không được phép chia sẻ phương pháp mà Google và chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm duyệt nội dung ra sao.

Khi sử dụng phiên bản Google Search Trung Quốc, người dùng không thể tìm thấy các nội dung "nhạy cảm" liên quan đến chính trị. Nguồn tin cho biết, khi phát hành, ứng dụng của Google sẽ có tên gọi là Dragonfly.

Năm 2010 Google buộc phải đóng dịch vụ tìm kiếm Google China sau khi từ chối yêu cầu kiểm duyệt kết quả tìm kiếm của chính phủ Trung Quốc. Năm 2011, Google tố chính phủ nước này đã thâm nhập vào dịch vụ Gmail của một số người dùng.

Tháng 12/2014, dịch vụ e-mail của Google bị chặn hoàn toàn sau khi người dùng cố sử dụng Gmail thông qua các ứng dụng thứ 3, chẳng hạn như Microsoft Outlook. Kênh YouTube của Google cũng bị khóa từ năm 2009.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…