Hải quân Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo Trident II từ tàu ngầm nguyên tử

Hải quân Mỹ đã phóng thử thành công 2 tên lửa Trident II (D5LE) không đầu đạn từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Wyoming (SSBN-742), ngoài khơi phía Đông bờ biển Cape Canaveral, Florida.

Cuộc thử nghiệm là một phần của Chiến dịch Trình diễn và Gỡ bỏ (Demonstration and Shakedown Operation), mật danh DASO-31.

Mục tiêu chính của DASO là đánh giá và chứng minh sự sẵn sàng của Hệ thống Vũ khí Chiến lược (SWS) của tàu ngầm nguyên tử (SSBN) và thủy thủ đoàn sau khi đại tu tiếp nhiên liệu hạt nhân để tái triển khai hoạt động.

Hải quân Mỹ phóng thử nghiệm thành công 2 tên lửa Trident II (D5LE) không đầu đạn từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Wyoming (SSBN-742).

Lần phóng thử nghiệm này đánh dấu 184 lần phóng thành công của tên lửa Trident II (D5 & D5LE) SWS.

Phó Đô đốc Johnny R.Wolfe, giám đốc Chương trình Hệ thống Chiến lược Hải quân cho biết: “Hôm nay, cuộc thử nghiệm đã chứng tỏ độ tin cậy chưa từng có về khả năng răn đe hạt nhân trên biển của chúng ta, được thực hiện bởi nhóm chuyên gia quân sự, dân sự và công nghiệp, có chuyên môn và sự cống hiến phi thường cho sứ mệnh. Chính nhóm chuyên gia này đang phát triển thế hệ tiếp theo Hệ thống vũ khí chiến lược Trident, tăng cường và mở rộng khả năng răn đe chiến lược trên biển của chúng ta đến năm 2084”.

Hệ thống vũ khí chiến lược Trident có độ chính xác cao và đáng tin cậy. Tên lửa Trident II (D5) gần đây đã trải qua chương trình kéo dài thời gian phục vụ, giải quyết các tác động tiềm ẩn do lão hóa và lỗi thời.

Những tên lửa được nâng cấp - Trident II (D5LE) - đang được biên chế cho Hạm đội và sẽ phục vụ trong thời gian còn lại của các SSBN lớp Ohio của Mỹ, Vanguard của Anh. Tên lửa sử dụng cũng là lần nạp đạn đầu tiên cho SSBN lớp Columbia của Mỹ và lớp Dreadnought của Anh.

Hải quân Mỹ SSBN USS Wyoming thử nghiệm thành công SLBM Trident II D5LE.
Hải quân Mỹ SSBN USS Wyoming thử nghiệm thành công SLBM Trident II D5LE.

USS Maine (SSBN-741) đã thực hiện thành công DASO cuối cùng của Hải quân vào tháng 2/2020 ngoài khơi San Diego, California.

Cuộc phóng thử nghiệm gần đây nhất của Hải quân – cuộc diễn tập kiểm tra Đánh giá của Bộ tư lệnh Hải quân - là phóng loạt liên tiếp 4 tên lửa tháng 2/2021 ngoài khơi bờ biển Florida. Các cuộc thử nghiệm đều sử dụng tên lửa nâng cấp Trident II (D5LE).

Tên lửa bay thử nghiệm không được trang bị đầu đạn hạt nhân. Các cuộc phóng thử nghiệm được tiến hành từ biển, bay trên không phận biển và rơi xuống biển. Không có thời điểm nào bay qua đất liền.

Cuộc thử nghiệm tên lửa không tiến hành để phản ứng với bất kỳ sự kiện thế giới nào đang diễn ra, cũng không để biểu dương sức mạnh. Các đợt phóng thử nghiệm, bao gồm cả DASO, được lên kế hoạch trước nhiều năm.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là thành phần trên biển của Bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược quốc gia Mỹ. Các thành phần khác là Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Không quân Mỹ và Máy bay ném bom mang vũ khí hạt nhân.

Lực lượng răn đe trên biển chiếm 70% sức mạnh trong Bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược Mỹ. SLBM là vũ khí thường xuyên trong trạng thái sẵn sàng chiến đầu, cho phép phản ứng linh hoạt với mọi tình huống của chiến tranh hạt nhân.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…